Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?

Cho tôi hỏi rằng dịch vụ du lịch khác là loại nào? Bên cạnh đó thì Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao? Hồ sơ để công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ra sao? Câu hỏi của bạn M.H (Đà Lạt)

Dịch vụ du lịch khác là loại nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Du lịch 2017 thì dịch vụ du lịch khác sẽ bao gồm:

- Dịch vụ ăn uống.

- Dịch vụ mua sắm.

- Dịch vụ thể thao.

- Dịch vụ vui chơi, giải trí.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.

Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Du lịch 2017, Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác như sau:

- Đầu tư, xây dựng các chuỗi nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực, lễ hội ẩm thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, tiếp thu tinh hoa ẩm thực thế giới;

- Đầu tư, xây dựng các khu phố mua sắm, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ trong nước, cửa hàng miễn thuế; tổ chức các chương trình khuyến mại hằng năm;

- Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch gắn với thể thao trên cơ sở tài nguyên du lịch và lợi thế về địa hình của Việt Nam; tổ chức các sự kiện thể thao để thu hút khách du lịch;

- Xây dựng và tổ chức các chương trình nghệ thuật biểu diễn truyền thống và đương đại; kết nối hệ thống bảo tàng, nhà hát với hoạt động du lịch; khai thác trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch; xây dựng các công viên chủ đề, trung tâm giải trí;

- Cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại;

- Cung cấp các dịch vụ có liên quan khác theo nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với quy định của pháp luật.

Dịch vụ du lịch khác

Dịch vụ du lịch khác (Hình từ Internet)

Hồ sơ để công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch ra sao?

Theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Du lịch 2017 như sau:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Theo đó, hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:

- Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

- Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó thì cũng đề cập đến trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, hồ sơ để công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cần phải có Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; Và bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Một số mẫu đơn có liên quan đến Du lịch mời quý đọc giả tham khảo thêm:

(1) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch

Tải về

(2) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;

Tải về

(3) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;

Tải về

(4) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Tải về

(5) Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Tải về

(6) Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Tải về

(7) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;

Tải về

(8) Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;

Tải về

(9) Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;

Tải về

(10) Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

Tải về

(11) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;

Tải về

(12) Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;

Tải về

(13) Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;

Tải về

(14) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.

Tải về

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du lịch

Lê Đình Khôi

Du lịch
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Du lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du lịch
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 thì cần đổi mới nhận thức tư duy và hoàn thiện thể chế chính sách như thế nào?
Pháp luật
Bãi cắm trại du lịch nên đặt cách bờ biển bao nhiêu mét là phù hợp và diện tích tại đơn vị cắm trại quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình khai mạc du lịch hè năm 2024: Quy Nhơn Thiên đường biển - Tỏa sáng phát triển được tổ chức thế nào?
Pháp luật
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024 diễn ra khi nào? Thời gian, địa điểm các chương trình trong Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2024?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Du lịch là gì và du lịch đảo Phú Quốc là ở đâu? Ngành du lịch đảo Phú Quốc sẽ phải thực hiện gì để bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Dịch vụ du lịch khác là loại nào? Nhà nước khuyến khích phát triển các loại dịch vụ du lịch khác ra sao?
Pháp luật
Quyền của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được quy định như thế nào? Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần tuân thủ các nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Trong việc phát triển du lịch thì nhà nước có ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch địa phương không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào