Có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
- Sở Tư pháp sẽ thực hiện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp nào?
- Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam là bao nhiêu?
- Có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
- Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi có bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay không?
Sở Tư pháp sẽ thực hiện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 114/2016/NĐ-CP có quy định về cơ quan thu lệ phí, cụ thể:
Cơ quan thu lệ phí
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
2. Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.
3. Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.
4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, các cơ quan sẽ thực hiện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã; Sở Tư pháp; Cục Con nuôi; Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trong đó, Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.
Có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?(Hình từ Internet)
Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP có quy định về mức thu lệ phí như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tùy vào từng trường hợp đăng ký nuôi con nuôi cụ thể mà mức lệ phí nuôi con nuôi sẽ khác nhau.
Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam là 4.500.000 đồng trên một trường hợp.
Có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP về trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, cụ thể như sau:
Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
....
Như vậy, việc cha dượng đăng ký nhận nuôi con riêng của vợ sẽ được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi có bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay không?
Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm những giấy tờ như sau:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Theo đó, hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi có bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?