Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi? UBND xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
- Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi không?
- Ủy ban nhân dân cấp xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
- Cha mẹ nuôi phải thông báo về tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã bao nhiêu lần?
Khi nhận nuôi con nuôi thì có bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi không?
Căn cứ Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Sự đồng ý cho làm con nuôi
1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi nhận nuôi con nuôi thì bắt buộc phải hỏi ý kiến và được phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của con nuôi thì mới được nhận nhận nuôi con nuôi đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ.
Lưu ý: Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Khi nhận nuôi con nuôi thì bắt buộc phải hỏi ý kiến của cha mẹ đẻ của con nuôi? UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp xã trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi khi nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Cha mẹ nuôi phải thông báo về tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 23 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về việc thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi như sau:
Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
1. Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.
Theo đó, sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên, cha mẹ nuôi phải thông báo về tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo thời gian sáu tháng một lần và thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?