Có được phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán dưới dạng công ty cổ phần hay không?
Đại lý thuế có được phép kinh doanh dịch vụ kế toán được không?
Căn cứ Điều 150 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc bổ sung quy định đối với Chương IV Luật Kế toán 2015 như sau:
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ khi có ít nhất một người có chứng chỉ kế toán viên.
Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng."
Theo các quy định trên, đại lý thuế được phép cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ đáp ứng và phải đảm bảo có ít nhất một người có chứng chỉ kế toán viên.
Đại lý thuế có được kinh doanh dịch vụ kế toán không?
Có được phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán dưới dạng công ty cổ phần hay không?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 59 Luật Kế toán 2015 như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
+ Công ty hợp danh;
+ Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
+ Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
+ Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
Theo đó tại Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về những trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán như sau:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, Điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
- Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, Điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán.
- Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp Luật.
Ta thấy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được tổ chức và hoạt dưới những loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty tư nhân theo quy định của pháp luật (trừ những trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán). Nên sẽ không được phép thành lập dưới dạng công ty cổ phần.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm như thế nào?
Tong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kế toán phải đảm bảo thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015 như sau:
- Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đại lý thuế có thể làm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ khi đáp ứng các điều kiện luật định. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình theo quy định.
Trần Thị Huyền Trân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh dịch vụ kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?