Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Quảng cáo trên báo in
1. Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.
2. Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo.
3. Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng; có cùng khuôn khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính.
4. Trên trang một của phụ trương quảng cáo phải ghi rõ các thông tin sau:
a) Tên tờ báo;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí;
c) Dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”.
5. Không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
Như vậy, pháp luật quy định sẽ không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo in
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ra phụ trương quảng cáo mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Phụ trương quảng cáo không đánh số riêng; không cùng khuôn khổ với trang báo chính; không phát hành cùng trang báo chính;
c) Quảng cáo trên bản tin.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo quá diện tích theo quy định trên một ấn phẩm báo, tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo;
b) Không có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác;
c) Không thể hiện tên tờ báo; tên, địa chỉ của cơ quan báo chí; dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán” trên trang một của phụ trương quảng cáo.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, cơ quan báo chí có hành vi quảng cáo trên bìa của một tạp chí sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt của cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí là bao lâu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
…
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí là 01 năm.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan báo chí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?