Có được quyền hưởng di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng mà không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn không?
- Có được quyền hưởng di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng mà không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn không?
- Thời gian hạn chế phân chia di sản thừa kế là bao lâu nếu việc phân chia di sản thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến bên còn sống?
- Di sản thừa kế là bất động sản thì áp dụng luật như thế nào?
Có được quyền hưởng di sản thừa kế khi chung sống như vợ chồng mà không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn không?
Căn cứ theo khoản b Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau từ ngày 03/01/1987 đến sau ngày 01/01/2003 mà vẫn không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.
Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần phân biệt như sau:
...
b. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.
...
Như vậy, ba mẹ của chị mặc dù đã chung sống với nhau từ năm 1988 nhưng đến 01/01/2003 mà vẫn không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Trong trường hợp này, theo quy định tại khoản b Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Như vậy tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con chứ không phân chia thành 50%.
Nếu muốn người mẹ đứng tên trên tài sản thì cách dễ dàng nhất là sau khi thực hiện chia di sản thừa kế của người bố theo quy định của pháp luật, chị tiến hành thủ tục sang tên cho mẹ.
Di sản thừa kế (Hình từ Internet)
Thời gian hạn chế phân chia di sản thừa kế là bao lâu nếu việc phân chia di sản thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến bên còn sống?
Căn cứ theo Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Như vậy thời gian hạn chế phân chia di sản thừa kế là không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu việc phân chia di sản thừa kế ảnh hưởng nghiêm trọng đến bên còn sống.
Di sản thừa kế là bất động sản thì áp dụng luật như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thừa kế
1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?