Có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động đang bị tạm giam và người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú hay không?
- Người lao động đang bị tạm giam thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú được đi làm thì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ gì?
Người lao động đang bị tạm giam thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Người lao động đang bị tạm giam thì có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không, thì căn cứ Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo quy định trên trong trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ theo quy định thì sẽ được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trong thời gian này công ty không phải thực hiện chi trả lương cho người lao động. Vì không có chi trả lương và không làm việc nên không cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động (Hình từ Internet)
Người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú thì có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Điểm a khoản 2 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.
- Đồng thời, khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, người bị cấm đi khỏi nơi cư trú có thể đi làm trong trường hợp được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ cho phép và phải có giấy phép được ra khỏi nơi cư trú.
Lưu ý: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Do đó, nếu họ không được đi làm thì mình thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng và xử lý tương tự như trường hợp bị tạm giam nêu trên. Còn nếu đi làm được thì phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định.
Đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong hai trường hợp này thì không được, vì đang tồn tại hợp đồng lao động, vẫn đang là người lao động mặc dù đang bị tam giam, bị cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng vẫn còn giao kết hợp đồng lao động thì không thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được.
Người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú được đi làm thì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ gì?
Người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú được đi làm thì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ được quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, người lao động bị cấm đi khỏi nơi cư trú được đi làm thì khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?