Có được tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án? Nếu được thì cần đảm bảo yếu tố cạnh tranh như thế nào?

Có được tham gia nhiều gói thầu trong cùng một dự án? Tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án cần đảm bảo yếu tố cạnh tranh như thế nào? Trường hợp nào có thể cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn cho một gói thầu theo quy định pháp luật?

Có được tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án?

Căn cứ Điều 27 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:

Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu; trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung làm hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này thì các nội dung này không phải căn cứ để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.
...

Theo đó, căn cứ vào các yêu tố sau để đánh giá hồ sơ dự thầu:

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu.

+ Hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Trên cơ sở đó lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

– Nếu nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu hoặc không chứng minh được khả năng huy động nhân sự thì nhà thầu được phép bổ sung và thay thế.

Lưu ý: Nhà thầu chỉ được phép thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu.

Trường hợp nhà thầu có hành kê khai không trung thực về nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu thì sẽ không được phép thay thế nhân sự, thiết bị khác.

– Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng tương tự khác để đánh giá trong một khoảng thời gian phù hợp nếu như hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu.

– Trường hợp gói thầu chia phần, đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ áp dụng trên cơ sở sau:

+ Đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất: bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất.

+ Đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá: tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất.

+ Giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

– Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Sẽ căn cứ vào bản gốc để đánh giá nếu như có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu.

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại, nhà thầu bị coi là có hành vi gian lận và bị xử lý theo quy định nếu như có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu.

– Nếu như nhà thầu không đáp ứng một trong các tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính hoặc hồ sơ dự thầu có nội dung sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại thì khi đó sẽ không cần tiếp tục đánh giá những tiêu chí khác.

– Nhà thầu sẽ không được chấp thuận việc sử dụng nhà thầu phụ nếu như nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện:

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế FEED.

+ Thẩm định giá.

+ Giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu.

+ Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu.

+ Thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.

Như vậy, theo quy định trên và pháp luật về đấu thầu không có quy định cấm nhà thầu tham dự nhiều gói thầu tại cùng một thời điểm và thực hiện nhiều gói thầu trong cùng một dự án.

Do đó, nhà thầu được phép thực hiện hai gói thầu trong cùng một dự án trên cơ sở được đánh giá và đảm bảo đúng quy định.

Có được tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án? Nếu được thì cần đảm bảo yếu tố cạnh tranh như thế nào?

Có được tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án? Nếu được thì cần đảm bảo yếu tố cạnh tranh như thế nào? (Hình từ Internet)

Tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án cần đảm bảo yếu tố cạnh tranh như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, bảo đảm cạnh tranh được xác định như sau:

– Đối với nhà thầu tham dự gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, PC: đảm bảo độc lập về pháp lý và tài chính đối với:

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu.

+ Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front – End Engineering Design – thiết kế FEED); thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.

– Đối với nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn: độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính đối với:

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu.

+ Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.

– Đối với nhà thầu tham dự gói thầu EPC, EP, EC: độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với:

+ Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED.

+ Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED.

+ Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê.

+ Chủ đầu tư, bên mời thầu.

+ Nhà thầu tư vấn thẩm định giá.

+ Nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu.

+ Nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Như vậy, khi nhà thầu tham dự hai gói thầu cùng một dự án thì phải đảm bảo đầy đủ yếu tố cạnh tranh như trên.

Trường hợp nào có thể cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn cho một gói thầu?

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu thì trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, các điểm a, b và c khoản 4 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:

(1) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

(2) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

(3) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi;

(4) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật;

(5) Khảo sát xây dựng;

(6) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán;

(7) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;

(8) Tư vấn giám sát.

Đối với từng nội dung (1), (2), (3), (4) ,(5), (7) nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động đấu thầu

Phạm Thị Thục Quyên

Hoạt động đấu thầu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động đấu thầu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dàn xếp để một bên trúng thầu bị xử phạt bao nhiêu tiền? Dàn xếp để một bên trúng thầu trong đấu thầu bị đi tù cao nhất là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không đáp ứng được yêu cầu về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu thì có bị hủy thầu không?
Pháp luật
Có được tham gia hai gói thầu trong cùng một dự án? Nếu được thì cần đảm bảo yếu tố cạnh tranh như thế nào?
Pháp luật
Những quy định liên quan đến chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu? Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi nào? Thời hiệu áp dụng?
Pháp luật
Gây thiệt hại hoạt động đấu thầu đến 300 triệu đồng thì bị xử lý như thế nào? Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được quy định ra sao?
Pháp luật
Những hành vi nào được xem là gian lận trong đấu thầu? Gian lận trong đấu thầu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người cản trở hoạt động đấu thầu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 150 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu thì có bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu hay không?
Pháp luật
Chủ đầu tư không báo cáo công tác đấu thầu hàng năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào