Có được thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý hay không? Trường hợp thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý thì thời gian tập sự sẽ được tính như thế nào?
Có được thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý hay không?
Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về việc thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
Thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý
1. Khi thay đổi nơi làm việc đến Trung tâm của địa phương khác, người tập sự đề nghị bằng văn bản kèm theo báo cáo kết quả tập sự có nhận xét của người hướng dẫn tập sự đến Trung tâm nơi đang tập sự.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này, Trung tâm nơi người tập sự đang làm việc có văn bản gửi Trung tâm nơi người tập sự chuyển đến làm việc trong đó nêu rõ thời gian đã tập sự, số lần tạm ngừng tập sự (nếu có).
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người tập sự thay đổi nơi làm việc đến Trung tâm trợ giúp pháp lý của địa phương khác thì có thể làm đề nghị thay đổi nơi tập sự của mình.
Thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Trường hợp thay đổi nơi tập sự trợ giúp pháp lý thì thời gian tập sự sẽ được tính như thế nào?
Tại Điều 25 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về thời gian tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý
1. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là thời gian tập sự) được tính từ ngày ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Người đủ điều kiện được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 04 tháng; người đủ điều kiện được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì thời gian tập sự là 06 tháng.
Trường hợp có thay đổi về nơi tập sự thì thời gian tập sự được tiếp tục tính từ ngày Trung tâm nơi chuyển đến ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.
2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư thì được miễn tập sự trợ giúp pháp lý.
Theo đó, nếu người tập sự thay đổi nơi tập sự thì thời gian tập sự được tiếp tục tính từ ngày Trung tâm nơi chuyển đến ban hành quyết định phân công người hướng dẫn tập sự. Thời gian tập sự sẽ được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Trung tâm nơi người đó công tác.
Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
Như vậy, trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Đồng thời, 01 trợ giúp viên pháp lý chỉ được hướng dẫn nhiều nhất là 02 người cùng một thời điểm.
Khi trở thành trợ giúp pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ ra sao?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, khi trở thành trợ giúp pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?