Có được tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước khi không cần thiết phải lưu giữ tài liệu đó không? Nếu được thì việc tiêu hủy cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Khi không cần thiết phải lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước thì có được tiêu hủy tài liệu đó không? Nếu được thì việc tiêu hủy cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước không?
- Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như thế nào?
Khi không cần thiết phải lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước thì có được tiêu hủy tài liệu đó không? Nếu được thì việc tiêu hủy cần đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
b) Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
...
Theo đó, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước trong trường hợp sau:
- Khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Như vậy, khi không cần thiết phải lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì được tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước.
Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước;
- Quá trình tiêu hủy phải tác động vào tài liệu bí mật nhà nước làm thay đổi hình dạng, tính năng, tác dụng;
- Tài liệu bí mật nhà nước sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng, tác dụng, nội dung.
Tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật này có thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
c) Người đang quản lý tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
...
Tại khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
c) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Tổng Kiểm toán nhà nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
g) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
i) Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
k) Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
l) Cấp trên trực tiếp của những người quy định tại các điểm a, b, c, h và i khoản này;
...
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước.
Việc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước khi không cần thiết phải lưu giữ và việc tiêu hủy không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước như sau:
Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
b) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng; người trực tiếp lưu giữ tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
c) Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này quyết định;
d) Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
5. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu; việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do Lưu trữ lịch sử lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước;
- Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức trực tiếp lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng. Người trực tiếp lưu giữ tài liệu bí mật nhà nước và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước có trách nhiệm rà soát tài liệu bí mật nhà nước được đề nghị tiêu hủy, báo cáo người có thẩm quyền quyết định;
- Hồ sơ tiêu hủy phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy; danh sách tài liệu bí mật nhà nước đề nghị tiêu hủy; biên bản họp Hội đồng tiêu hủy; quyết định tiêu hủy, biên bản tiêu hủy và tài liệu khác có liên quan.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?