Có được trích khấu hao tài sản cố định đối với toàn bộ tài sản khi chưa thanh toán xong hợp đồng mua bán hay không?
- Có được trích khấu hao tài sản cố định đối với toàn bộ tài sản khi chưa thanh toán xong hợp đồng mua bán hay không?
- Doanh nghiệp có được thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định trong quá trình sử dụng tài sản hay không?
- Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Có được trích khấu hao tài sản cố định đối với toàn bộ tài sản khi chưa thanh toán xong hợp đồng mua bán hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
...
Theo đó, đối với tài sản cố định doanh nghiệp đang quản lý được mua bán thông qua hợp đồng mua bán tài sản những chưa thanh toán xong hợp đồng thì chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp không thể tiến hành trích khấu hao toàn bộ tài sản cố định đó được.
Có được trích khấu hao tài sản cố định đối với toàn bộ tài sản khi chưa thanh toán xong hợp đồng mua bán hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định trong quá trình sử dụng tài sản hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC về phương pháp trích khấu hao tài sản cố định như sau:
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
...
3. Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Theo đó, doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định thì phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản.
Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp khấu hao nhưng phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao một lần trong quá trình sử dụng.
Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định như sau:
Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
...
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, các khoản chi phí trích khấu hao tài sản cố định sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trích khấu hao tài sản cố định có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?