Có được xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không?

Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, người dân có được phép xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm không? Tôi là Cẩm Vân, tôi có ý định xây dựng chuồng gà gần công trình thủy lợi nên thắc mắc không biết hành vi đó có bị xử phạt gì không?

Công trình thủy lợi là gì?

Tại khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 quy định về khái niệm công trình thủy lợi như sau:

"Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi."

Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi được quy định thế nào?

Theo Điều 3 Luật Thủy lợi 2017 quy định về nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi như sau:

- Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

- Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.

- Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.

- Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

Có được xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không?

Xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:

"2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, công trình phụ, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nuôi trồng thủy sản không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;
d) Hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
e) Neo, đậu tàu, thuyền vào công trình thủy lợi khi có biển cấm;
g) Sử dụng phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ."

Theo đó, hành vi xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm mà không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

Tuy nhiên, theo khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân (trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Biện pháp khắc phục hậu quả khi xây dựng chuồng trại để chăn nuôi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Tại khoản 9 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

"9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này."

Theo đó, trường hợp chị xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gà trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm này.

Như vậy, hành vi xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thể bị xử phạt theo mức phạt tiền nêu trên, đồng thời chị sẽ bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của công trình đó.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính

Nguyễn Minh Châu

Xử phạt vi phạm hành chính
Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính Công trình thủy lợi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trường hợp nào không phải thực hiện gia hạn không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào