CO form AJ là gì? CO form AJ cấp sau 3 ngày phải đánh dấu gì? Trường hợp nào được miễn nộp CO?
CO form AJ là gì? CO form AJ cấp sau 3 ngày phải đánh dấu gì?
CO form AJ hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ (Certificate of Origin form AJ) là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa VIệt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước thành viên trong Hiệp định thương mại đa phương ACCEP.
Hàng hóa được cấp CO form AJ sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (Hiệp định AJCEP).
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định thì một CO form AJ được cấp trước thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn ba (03) ngày kể từ ngày giao hàng.
Trường hợp ngoại lệ, nếu C/O không được cấp trước thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn ba (03) ngày kể từ ngày giao hàng, theo đề nghị của nhà xuất khẩu, C/O được cấp sau trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày giao hàng theo quy định pháp luật của nước thành viên xuất khẩu và phải đánh dấu (√) vào Ô “Issued Retroactively”.
Trong trường hợp này khi nhà nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế quan, theo quy định pháp luật của nước thành viên nhập khẩu, phải cung cấp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu C/O cấp sau nêu trên. Ngày giao hàng phải được ghi rõ tại Ô số 3 trên C/O cấp sau.
CO form AJ là gì? CO form AJ cấp sau 3 ngày phải đánh dấu gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được miễn nộp CO form AJ (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu AJ)?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 37/2022/TT-BCT:
Quy định về miễn C/O
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này, C/O được miễn khi trị giá hải quan không vượt quá:
a) Đối với Nhật Bản, hai trăm nghìn Yên (¥ 200.000) tính theo trị giá hải quan.
b) Đối với các nước ASEAN, hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) tính theo trị giá xuất khẩu.
2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này, trường hợp một nước thành viên thay đổi trị giá nêu tại khoản 1 Điều này hoặc bất kỳ thay đổi trị giá nào tiếp theo, phải thông báo cho các nước thành viên khác về trị giá thay đổi đó, thông qua Ban Thư ký ASEAN.
Và Điều 27 Thông tư 37/2022/TT-BCT có quy định như sau:
Nộp C/O
...
2. Nhà nhập khẩu không phải nộp C/O đối với lô hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá hải quan không vượt quá hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) hoặc có trị giá hải quan tương đương tính theo đơn vị tiền tệ của nước thành viên xuất khẩu, hoặc một trị giá cao hơn do nước thành viên nhập khẩu quy định.
...
Đối chiếu với các quy định trên thì CO form AJ được miễn khi trị giá hải quan không vượt quá:
- Đối với Nhật Bản, hai trăm nghìn Yên (¥ 200.000) tính theo trị giá hải quan.
- Đối với các nước ASEAN, hai trăm Đô la Mỹ (USD 200) tính theo trị giá xuất khẩu.
Muốn thay đổi, sửa chữa thông tin trên CO form AJ thì làm thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 37/2022/TT-BCT quy định như sau:
Các sửa đổi
1. Cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu bỏ qua những lỗi nhỏ như sự không nhất quán và những thiếu sót nhỏ, lỗi đánh máy hoặc những thông tin viết ngoài ô, với điều kiện những lỗi nhỏ này không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của C/O hoặc tính chính xác của những thông tin ghi trên C/O.
2. Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Mọi sự thay đổi chỉ được thực hiện bằng một trong những cách sau:
a) Gạch bỏ những chỗ sai và bổ sung những điểm cần thiết. Những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Các phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.
b) Cấp một C/O mới thay thế cho C/O bị lỗi.
Theo đó, không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O. Trong trường hợp muốn thay đổi, sửa chữa thông tin trên CO form AJ thì chỉ được thực hiện bằng một trong những cách sau:
- Gạch bỏ những chỗ sai và bổ sung những điểm cần thiết.
Những thay đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Các phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.
- Cấp một C/O mới thay thế cho C/O bị lỗi.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21 Thông tư 37/2022/TT-BCT, trong trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng trước khi hết thời hạn hiệu lực, nhà xuất khẩu hoặc người được nhà xuất khẩu ủy quyền có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện một trong các cách sau:
- Một C/O mới có số tham chiếu mới trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu, trong trường hợp này C/O cũ sẽ không còn hiệu lực.
Ngày cấp và số tham chiếu của C/O cũ phải được thể hiện tại Ô số 12 trên C/O mới của các nước ASEAN và Ô số 9 trên C/O mới của Nhật Bản, C/O mới chỉ có giá trị trong thời hạn hiệu lực của C/O cũ.
- Trường hợp có thể, cấp một bản sao chứng thực từ C/O gốc trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu của nhà xuất khẩu hoặc người được nhà xuất khẩu ủy quyền và phải ghi rõ cụm từ “CERTIFIED TRUE COPY” tại Ô số 12 của bản sao chứng thực C/O của các nước ASEAN.
Bản sao này mang ngày cấp của C/O gốc và có thời hạn hiệu lực giống như C/O gốc. Bản sao chứng thực được cấp trong thời gian không quá một năm kể từ ngày cấp C/O gốc.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về CO form AJ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Chi cục thuế Hà Nội ở đâu? Tổng hợp danh sách số điện thoại, các phòng và các chi cục thuế trên địa bàn Hà Nội chuẩn, chính xác?
- Hạn chót nộp bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2A, 2B là khi nào? Nội dung cần làm rõ trong bản kiểm điểm?
- Đảng viên nào được miễn kiểm điểm cuối năm nay? Trách nhiệm, quyền hạn của Đảng viên được miễn kiểm điểm cuối năm nay?