Có giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng vào dịp Tết Nguyên đán không?
- Có giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng vào dịp Tết Nguyên đán không?
- Phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm Nội quy trại giam thì có được tiếp tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án không?
- Mỗi năm phạm nhân được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bao nhiêu lần?
Có giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng vào dịp Tết Nguyên đán không?
Việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
1. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán.
2. Đối với những trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà trong năm đó lại lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì việc đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm quy định tại khoản 1 của Điều này.
Theo quy định, đối với phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng thì việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán.
Như vậy, phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng sẽ không được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp Tết Nguyên đán mà sẽ được xét vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12).
Có giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân bị giam giữ tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng vào dịp Tết Nguyên đán không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm Nội quy trại giam thì có được tiếp tục đề nghị giảm thời hạn chấp hành án không?
Trường hợp phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm Nội quy trại giam được quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Điều kiện để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
...
5. Phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù phải liên tục được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giám thời hạn đúng đợt. Trường hợp không đủ điều kiện để được xét giảm đúng đợt thì được xem xét, đề nghị giảm thời hạn khi có đủ bốn quý xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên (trong đó phải có ít nhất hai quý liền kề thời điểm xét giảm).
6. Phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ bị xử lý kỷ luật, sau khi được Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện công nhận đã cải tạo tiến bộ và có đủ bốn quý liền kề (đối với phạm nhân bị kỷ luật khiển trách hai lần trong kỳ xếp loại hoặc kỷ luật cảnh cáo) hoặc năm quý liền kề (đối với phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật) được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì mới được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
7. Phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì phải chấp hành được ít nhất hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân và phải có đủ điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mới được xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp phạm nhân đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà vi phạm Nội quy trại giam thì vẫn có thể được tiếp tục xem xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án nếu đáp ứng điều kiện sau đây:
- Được Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện công nhận đã cải tạo tiến bộ;
- Có đủ bốn quý liền kề (đối với phạm nhân bị kỷ luật khiển trách hai lần trong kỳ xếp loại hoặc kỷ luật cảnh cáo) hoặc năm quý liền kề (đối với phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật) được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên.
Mỗi năm phạm nhân được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù bao nhiêu lần?
Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC như sau:
Mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
...
2. Phạm nhân bị phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mỗi lần có thể được giảm từ một tháng đến ba năm. Trường hợp được giảm ba năm phải là những phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và lập công hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, học tập cải tạo.
3. Mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần, khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm. Trường hợp đã được giảm mà thời hạn tù còn lại không đủ một năm thì năm tiếp theo có thể đề nghị xét giảm sớm hơn trước một đợt, nhưng vẫn phải bảo đảm mỗi năm chỉ được xét giảm một lần.
Trường hợp sau khi đã được giảm thời hạn mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng như lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm thêm nhưng không được quá hai lần trong một năm.
...
Như vậy, theo quy định thì mỗi năm một phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù một lần và khoảng cách giữa hai lần xét giảm ít nhất là một năm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?