Có mấy loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cần đáp ứng các điều kiện gì?
Có mấy loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học?
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định:
Thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
1. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bao gồm:
a) Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
c) Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Theo đó, theo quy định của pháp luật hiện hành có 03 loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, gồm:
+ Cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Cơ sở cứu hộ loài hoang dã;
+ Cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử; cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định cơ sở có đủ các điều kiện sau đây được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền;
+ Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp;
+ Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm có:
(1) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BTNMT);
+ Dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BTNMT);
+ Giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện sau:
- Diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi, trồng, nuôi sinh sản loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu di truyền;
- Cán bộ kỹ thuật chuyên môn phù hợp;
- Năng lực tài chính, quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
(2) Số lượng: 01 bộ
Lưu ý: Số lượng hồ sơ có thể thay đổi theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 65/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký thành lập Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải có văn bản đề nghị thành lập gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
(2) Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học.
(3) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và nêu rõ lý do.
(4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong các trường hợp sau đây:
+ Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Đa dạng sinh học;
+ Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mà cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đó không tiến hành hoạt động;
+ Có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(5) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thành lập trước ngày Luật Đa dạng sinh học có hiệu lực mà không đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 42 của Luật Đa dạng sinh học, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải bổ sung đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận trước 31 tháng 12 năm 2012.
(6) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký có nội dung chủ yếu của dự án thành lập, mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Như vậy, thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm những giấy tờ và thực hiện theo trình tự thủ tục quy định nêu trên.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đa dạng sinh học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?