Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không?
- Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không?
- Con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam được miễn nghĩa vụ quân sự thì có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự không?
- Việc ra quyết định miễn nghĩa vụ quân sự đối với công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam thuộc thẩm quyền của ai?
Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP cũng có quy định như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên được miễn nghĩa vụ quân sự.
Có miễn nghĩa vụ quân sự đối với con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam hay không? (Hình từ Internet)
Con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam được miễn nghĩa vụ quân sự thì có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
...
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Theo đó, nếu công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam thuộc diện miễn gọi nhập ngũ tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì có thể được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự.
Việc ra quyết định miễn nghĩa vụ quân sự đối với công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền ra quyết định miễn hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với công dân được quy định tại Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định miễn nghĩa vụ quân sự đối với công dân là con một trong gia đình có bố là người nhiễm chất độc da cam.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Miễn nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?