Có miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định hay không?
- Có miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định hay không?
- Chính sách miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện trong thời hạn nào?
- Trường hợp nào chưa cho công dân nước Cộng hòa Pháp nhập cảnh vào Việt Nam?
- Hủy bỏ quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nào?
Có miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định hay không?
Có miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022, được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2023 (Có hiệu lực từ 15/08/2023) cụ thể:
Miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà I-ta-li-a, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thuỵ Điển, Vương quốc Na-uy, Cộng hoà Phần Lan và Cộng hoà Bê-la-rút với thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, công dân nước Cộng hòa Pháp nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam thì được miễn thị thực.
Trước đây, vấn đề có miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp nhập cảnh vào Việt Nam, giải đáp như sau:
Theo Điều 1 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022 quy định như sau:
Điều 1. Miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa I-ta-li-a, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Na-uy, Cộng hòa Phần Lan và Cộng hòa Bê-la-rút khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, công dân nước Cộng hòa Pháp được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chính sách miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam được thực hiện trong thời hạn nào?
Theo Điều 2 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022 quy định như sau:
Điều 2. Chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước nêu tại Điều 1 được thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 14 tháng 3 năm 2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam cho công dân nước Cộng hòa Pháp được thực hiện trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 14/3/2025 và sẽ được xem xét gia hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nhập cảnh vào Việt Nam theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào chưa cho công dân nước Cộng hòa Pháp nhập cảnh vào Việt Nam?
Theo Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam như sau:
Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo quy định trong các trường hợp sau đây chưa cho công dân nước Cộng hòa Pháp nhập cảnh vào Việt Nam, cụ thể:
- Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019).
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai.
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hủy bỏ quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp khi nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về đơn phương miễn thị thực như sau:
Đơn phương miễn thị thực
1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.
Theo quy định quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân nước Cộng hòa Pháp bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, cụ thể:
- Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
- Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
- Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Huỳnh Lê Bình Nhi
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022
- Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2023
- Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Miễn thị thực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?