Có những hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại nào? Hồ sơ hải quan đối với hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại?
- Có những hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại nào?
- Hồ sơ hải quan đối với hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại gồm những tài liệu nào?
- Người khai hải quan là chủ hàng hóa không thực hiện yêu cầu của công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa là trái luật đúng không?
Có những hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu:
Theo đó, các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm:
- Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
- Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Lưu ý: Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Có những hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan đối với hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu:
Theo đó hồ sơ hải quan đối với các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
- Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
Lưu ý: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại điểm d khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định (khoản 8 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP).
Người khai hải quan là chủ hàng hóa không thực hiện yêu cầu của công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa là trái luật đúng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan 2014 về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan:
Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
...
2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
a) Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
d) Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
đ) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật này;
e) Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
g) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Như vậy, trường hợp người khai hải quan là chủ hàng hóa không thực hiện yêu cầu của công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa là trái luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tái nhập hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?