Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
- Người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm trong những trường hợp nào?
- Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
- Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước tại doanh nghiệp thì xử lý thế nào?
Người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về việc xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. NHNN áp dụng các hình thức xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với người đại diện nếu vi phạm các quy định sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện (không phụ thuộc vào việc có thiệt hại phát sinh hay không), đặc biệt đối với những trường hợp Người đại diện không xin ý kiến hoặc xin ý kiến nhưng biểu quyết, quyết định hoặc tham gia ý kiến không theo đúng chỉ đạo của NHNN đối với những nội dung phải xin ý kiến theo quy định tại Quy chế này.
b) Quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN.
c) Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định tại Điều 15 và Điều 25 Quy chế này và bị Thống đốc NHNN phê bình, nhắc nhở từ 03 lần trở lên bằng văn bản; báo cáo không đánh giá trung thực, đầy đủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
...
Như vậy, người đại diện doanh nghiệp bị áp dụng hình thức xử phạt nếu vi phạm các quy định sau:
(1) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện;
(2) Quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước;
(3) Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo theo quy định bị nhắc nhở từ 03 lần trở lên bằng văn bản;
(4) Báo cáo không đánh giá trung thực, đầy đủ về hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý bị áp dụng hình thức xử lý vi phạm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về việc xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
...
2. Hình thức xử lý vi phạm
a) Miễn nhiệm chức vụ của người quản lý doanh nghiệp nhà nước/cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, và/hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động và quy định của NHNN đối với Người đại diện.
b) Ngoài những hình thức xử lý nêu trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Người đại diện có thể phải chịu các hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác do NHNN hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
Như vậy, người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý có thể bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây:
(1) Miễn nhiệm chức vụ
(2) Cho thôi đại diện
(3) Hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động và quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với Người đại diện.
(4) Hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác.
Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước tại doanh nghiệp thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định về trách nhiệm bồi thường vật chất như sau:
Trách nhiệm bồi thường vật chất
1. Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghĩa vụ Người đại diện mà gây thiệt hại vật chất liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả và xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
2. Khi phát hiện Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước/NHNN tại doanh nghiệp, NHNN thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật và của NHNN. Trường hợp Người đại diện cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì sẽ bị khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi chấm dứt ủy quyền Người đại diện, Người đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại vật chất phát sinh do Người đại diện gây ra trong thời gian làm Người đại diện.
Như vậy, khi phát hiện Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng Nhà nước tại doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp Người đại diện cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì sẽ bị khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đại diện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?