Có những quy chuẩn chuyên môn nào áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những gì?
- Có những quy chuẩn chuyên môn nào áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là bao lâu?
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm:
- Giám định tư pháp về trồng trọt và bảo vệ thực vật.
- Giám định tư pháp về chăn nuôi và thú y.
- Giám định tư pháp về lâm nghiệp.
- Giám định tư pháp về diêm nghiệp.
- Giám định tư pháp về thủy sản.
- Giám định tư pháp về thủy lợi.
- Giám định tư pháp về phòng, chống thiên tai.
- Giám định tư pháp về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.
- Giám định tư pháp về ngành, lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Có những quy chuẩn chuyên môn nào áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp
Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các loại quy trình, định mức khác được cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Như vậy theo quy định trên Quy chuẩn chuyên môn nào áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật.
- Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật.
- Các loại quy trình, định mức khác được cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Có những Quy chuẩn chuyên môn nào áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012 được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 56/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 03 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp; có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên; liên quan đến nhiều lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
4. Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, do cơ quan trưng cầu quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
5. Trường hợp khi có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở xác định việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Như vậy theo quy định trên thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 03 tháng.
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 04 tháng trong các trường hợp sau:
- Vụ việc giám định có tính chất phức tạp.
- Có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT.
- Liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc khối lượng công việc lớn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý công tác giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Phân công đơn vị làm đầu mối giúp Sở trong việc quản lý công tác giám định tư pháp ở lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương.
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về giám định tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
- Đề xuất, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
- Hằng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Pháp chế) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Tư pháp) về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của mình ở địa phương.
Thông tư 20/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?