Có phải giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình không? Xử phạt đối với hành vi không trả đủ tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc như thế nào?
Có phải giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình không?
Có phải giao kết hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình không? (Hình từ Internet)
Về hợp đồng lao động đối với người giúp việc gia đình, căn cứ tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 162. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở."
Như vậy chủ nhà phải thực hiện giao kết hợp đồng với người giúp việc gia đình bằng văn bản.
Người giúp việc có được chủ nhà trả tiền bảo hiểm xã hội cho không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 như sau về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình như sau:
"Điều 163. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn."
Và đồng thời tại khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có một số quy định riêng đối với người giúp việc như sau:
“Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
...
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
..."
Theo đó, chủ nhà có trách nhiệm thực hiện trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc trách nhiệm của chủ nhà theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Mức phạt đối với chủ nhà không trả tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi không trả tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc như sau:
"Điều 30. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."
Theo đó, nếu chủ nhà không thực hiện trả tiền bảo hiểm xã hội cho bạn thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trong trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
"Điều 30. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, chủ nhà khi vi phạm theo quy định nêu trên thì áp dụng biện pháp khắc hậu quả cho vấn đề này đó là buộc trả đủ tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc gia đình.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người giúp việc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?