Có phải kê khai giá đối với hàng hóa do Nhà nước định khung giá để các tổ chức định mức giá cụ thể không?
Có phải kê khai giá đối với hàng hóa do Nhà nước định khung giá để các tổ chức định mức giá cụ thể không?
Có phải kê khai giá đối với hàng hóa do Nhà nước định khung giá để các tổ chức định mức giá cụ thể không, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Giá 2023 quy định:
Kê khai giá
1. Giá kê khai là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
2. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá;
b) Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;
c) Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
d) Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.
Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
3. Nội dung kê khai giá gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
...
Như vậy, cần phải thực hiện kê khai giá đối với hàng hóa do Nhà nước định khung giá để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng.
Có phải kê khai giá đối với hàng hóa do Nhà nước định khung giá để các tổ chức định mức giá cụ thể không? (Hình từ Internet)
Đối tượng kê khai giá là ai có phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hay không?
Đối tượng kê khai giá là ai có phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hay không, căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Luật Giá 2023 quy định:
Kê khai giá
...
4. Đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có quyền quyết định giá; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.
...
Như vậy, đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có quyền quyết định giá.
Ngoài ra đối tượng kê khai giá thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều này quy định.
Do đó theo khoản 5 Điều 28 Luật Giá 2023 quy định về việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định như sau:
+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.
Cơ quan ngang Bộ có phải tiếp nhận kê khai giá theo phân công của chính phủ không?
Cơ quan ngang Bộ có phải tiếp nhận kê khai giá theo phân công của chính phủ không, căn cứ theo khoản 7 Điều 15 Luât Giá 2023 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Ban hành theo thẩm quyền, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giá.
3. Đề xuất và phối hợp với Bộ Tài chính về việc trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
4. Đề xuất và phối hợp với Bộ Tài chính về việc trình Chính phủ ban hành, điều chỉnh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật này.
5. Đề xuất và phối hợp với Bộ Tài chính về việc trình Chính phủ chủ trương bình ổn giá; tổ chức thực hiện bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
6. Định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền theo quy định tại Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá riêng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Tiếp nhận kê khai giá theo phân công của Chính phủ.
...
Theo đó, cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ tiếp nhận kê khai giá theo phân công của Chính phủ.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kê khai giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?