Cơ quan điều tra có được bí mật ghi âm, quay video trong quá trình điều tra hay không? Nếu được thì file ghi âm, ghi hình đó sử dụng vào việc gì?

Xin chào, tôi có thắc mắc về quá trình điều tra trong tố tụng hình sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra có được bí mật ghi âm, quay video trong quá trình điều tra hay không? Nếu được thì file ghi âm, ghi hình đó sử dụng vào việc gì?

Bí mật ghi âm, quay video là một trong những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tuy nhiên, không mọi trường hợp đều có thể tiến hành áp dụng biện pháp này. Vậy trong quá trình điều tra, cơ quan điều có được bí mật ghi âm hay quay video không? Trường nào cơ quan điều tra được quyền bí mật ghi âm, quay video? Những thông tin thu thập được từ việc ghi âm, quay video sẽ được dùng vào việc gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để làm rõ được các vấn đề này.

Có các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nào?

Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:

“Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
1. Ghi âm, ghi hình bí mật;
2. Nghe điện thoại bí mật;
3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.”

Theo đó, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm:

- Ghi âm, ghi hình bí mật;

- Nghe điện thoại bí mật;

- Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Như vậy, ghi âm, ghi hình là một trong các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Có được bí mật ghi âm, quay video trong quá trình điều tra hay không?

Cơ quan điều tra có được bí mật ghi âm, quay video trong quá trình điều tra hay không? 

Căn cứ theo Điều 224 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cụ thể như sau:

“Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, chỉ khi thuộc các trường sau thì các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mới được áp dụng:

- Tội xâm phạm an ninh quốc gia;

- Tội phạm về ma túy;

- Tội phạm về tham nhũng;

- Tội khủng bố, tội rửa tiền;

- Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Do đó, sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra thì cơ quan điều tra có thể bí mật ghi âm, quay video khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, việc thực hiện biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau:

(1) Quá trình thực hiện biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên phải thường xuyên kiểm tra việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, thông báo thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và thống nhất việc sử dụng, xử lý đối với thông tin, tài liệu thu thập được theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

(2) Trường hợp xét thấy cần gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, thì trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt 10 ngày, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên phải có văn bản nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ, tài liệu là căn cứ đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp xem xét, quyết định việc gia hạn.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn hoặc có văn bản yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được sử dụng vào việc gì?

Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cụ thể như sau:

- Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.

- Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.

- Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

Như vậy, cơ quan điều tra có thể bí mật ghi âm, quay video sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra khi thuộc một trong các loại tội phạm theo quy định. Các file ghi âm, ghi hình bí mật đó chỉ được sử dụng vào các trường hợp như quy định nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tố tụng hình sự

Đinh Thị Ngọc Huyền

Tố tụng hình sự
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng hình sự Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất? Tổng hợp 21 văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất?
Pháp luật
Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho các đối tượng nào? Thời hạn gửi là bao lâu?
Pháp luật
Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
Pháp luật
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự, có được giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị phạm tội?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có phải là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không? Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? Ai là người có quyền khiếu nại?
Pháp luật
Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đi đâu trình báo? Cần mang theo những bằng chứng gì và sử dụng những nguồn bằng chứng nào mới đúng quy định pháp luật?
Pháp luật
Thù lao phải trả cho luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là 702.000 đồng/giờ đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào