Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? Ai là người có quyền khiếu nại?
- Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
- Ai là người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự? Người khiếu nại được rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại không?
- Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
Căn cứ theo Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT quy định về 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự như sau:
Mẫu số | Tên mẫu | File Tải về |
Mẫu số 01 | Thông báo về việc xử lý đơn | |
Mẫu số 02 | Thông báo và chỉ dẫn. | |
Mẫu số 03 | Phiếu chuyển đơn. | |
Mẫu số 04 | Giấy báo tin. | |
Mẫu số 05 | Thông báo về việc thụ lý (hoặc không thụ lý) đơn khiếu nại (tố cáo) | |
Mẫu số 06 | Quyết định phân công xác minh nội dung khiếu nại (tố cáo) | |
Mẫu số 07 | Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại (tố cáo) | |
Mẫu số 08 | Báo cáo kết quả xác minh và đề xuất | |
Mẫu số 09 | Quyết định giải quyết khiếu nại (tố cáo) | |
Mẫu số 10 | Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại | |
Mẫu số 11 | Thông báo (báo cáo) kết quả giải quyết khiếu nại (tố cáo) |
Tải về File hướng dẫn sử dụng các mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? (hình từ internet)
Ai là người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự? Người khiếu nại được rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại không?
Căn cứ theo Điều 469 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người có quyền khiếu nại như sau:
Người có quyền khiếu nại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.
Như vậy, người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tiếp đó, căn cứ theo Điều 472 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có quyền:
a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, người khiếu nại được rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 482 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
- Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án có trách nhiệm thông báo việc tiếp nhận và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?