Cơ quan Hải quan có được phép yêu cầu kiểm tra kết hợp giữa soi kiểm và kiểm tra thực tế hàng hóa không?
Cơ quan Hải quan có được phép yêu cầu kiểm tra kết hợp giữa soi kiểm và kiểm tra thực tế hàng hóa không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 33 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
4. Hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.
5. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Luật này.
6. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Căn cứ quy định trên, việc kiểm tra thông qua máy soi là một hình thức của kiểm tra thực tế hàng hóa.
Và hiện cũng không có quy định nào cấm hay hạn chế thực hiện cùng lúc việc kiểm tra trực tiếp hàng hóa và kiểm tra qua máy soi.
Do đó, cơ quan Hải quan có được phép yêu cầu kiểm tra kết hợp giữa soi kiểm và kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc thực hiện 1 trong 2 cách thức trên.
Kiểm tra thực tế hàng hóa (Hình từ Internet)
Khi kiểm tra thực tế hàng hóa thì cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.
2. Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này và thông tin liên quan đến hàng hóa để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hoặc thủ trưởng cơ quan Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung quyết định thay đổi mức độ, hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
...
Theo đó, khi kiểm tra thực tế hàng hóa thì cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra những nội dung gồm: Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan.
Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Căn cứ thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan của Hệ thống, quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống và hồ sơ hải quan điện tử người khai hải quan gửi thông qua Hệ thống, công chức hải quan thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chậm nhất 01 giờ làm việc kể từ thời điểm đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ của hồ sơ hải quan và phản hồi cho người khai hải quan thông qua Hệ thống. Quá thời hạn trên, hồ sơ hải quan điện tử được coi là đã nộp đầy đủ cho cơ quan hải quan.
Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức phải ghi kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra, cập nhật vào Hệ thống theo quy định tại Điều 29 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản.
2. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế, công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.
3. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phải trưng cầu giám định phục vụ công tác kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chi trả chi phí.
Như vậy, việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện theo nguyên tắc như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm tra thực tế hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?