Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam là cơ quan nào? Đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc của Hội Điện ảnh Việt Nam gồm những người nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam là cơ quan nào? Đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc của Hội Điện ảnh Việt Nam gồm những người nào? Câu hỏi của anh Nhật Duy đến từ Hải Phòng.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam là cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ (sửa đổi) Hội những người làm công tác Điện ảnh Việt Nam (gọi tắt là Hội Điện ảnh Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định 97/2005/QĐ-BNV, có quy định về cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội như sau:

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc là 5 năm, trong trường hợp đặc biệt Đại hội có thể tiến hành sớm hơn hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm so với thời gian của một nhiệm kỳ và phải được thông báo đến toàn thể hội viên.
3. Đại hội bất thường chỉ được triệu tập khi có ý kiến đề nghị của quá 1/2 số hội viên và 2/3 ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội, hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Ban chấp hành trung ương Hội là cơ quan quyết định triệu tập Đại hội.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc.

hội điện ảnh Việt Nam

Hội Điện ảnh Việt Nam (Hình từ Internet)

Nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam là gì?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 16 Điều lệ (sửa đổi) Hội những người làm công tác Điện ảnh Việt Nam (gọi tắt là Hội Điện ảnh Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định 97/2005/QĐ-BNV, có quy định về cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội như sau:

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
6. Nội dung chính của Đại hội đại biểu toàn quốc:
- Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ qua và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.
- Thảo luận và thông qua Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành trung ương Hội trong nhiệm kỳ.
- Thảo luận sửa đổi Điều lệ Hội.
- Bầu Ban Chấp hành trung ương Hội.
- Thông qua Nghị quyết Đại hội.

Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam có những nội dung chính sau:

- Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ qua và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ mới.

- Thảo luận và thông qua Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành trung ương Hội trong nhiệm kỳ.

- Thảo luận sửa đổi Điều lệ Hội.

- Bầu Ban Chấp hành trung ương Hội.

- Thông qua Nghị quyết Đại hội.

Đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc của Hội Điện ảnh Việt Nam gồm những người nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi) Hội những người làm công tác Điện ảnh Việt Nam (gọi tắt là Hội Điện ảnh Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định 97/2005/QĐ-BNV, có quy định về thể thức bầu, bãi miễn đại biểu đi dự đại hội toàn quốc như sau:

Thể thức bầu, bãi miễn đại biểu đi dự đại hội toàn quốc
1. Đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc của Hội gồm có:
- Đại biểu dự Đại hội toàn quốc được bầu từ Đại hội cơ sở tổ chức theo chi hội hoặc theo khu vực.
- Đại biểu đương nhiên gồm tất cả ủy viên của Ban Chấp hành trung ương Hội đương nhiệm.
2. Đại biểu dự khuyết là đại biểu có số phiếu sát với số phiếu của đại biểu chính thức cuối cùng được bầu từ Đại hội cơ sở.
3. Số lượng đại biểu chính thức và dự khuyết được phân bổ theo tỷ lệ chung do Ban tổ chức Đại hội quy định trên cơ sở số lượng hội viên từng chi hội.
4. Thể thức bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc bằng phương pháp bỏ phiếu kín.
- Mỗi hội viên được quyền ghi tên trong phiếu bầu theo từng chi hội để được bầu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc.
- Đại biểu trúng cử chính thức lấy theo thứ tự số phiếu từ trên xuống theo số lượng được Ban tổ chức Đại hội quy định.
- Số lượng đại biểu dự khuyết theo quy định của Ban tổ chức đại hội. Đại biểu dự khuyết chỉ được bổ sung đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc khi có đại biểu chính thức không tham dự đại hội.
5. Trường hợp khuyết đại biểu chính thức thuộc chi hội nào thì Ban tổ chức Đại hội quyết định mời đại biểu dự khuyết của chi hội đó làm đại biểu chính thức theo thứ tự đại biểu dự khuyết.
6. Đại biểu chính thức vi phạm các quy định về tư cách đại biểu thì bị bãi miễn quyền đại biểu. Việc bãi miễn quyền đại biểu do Ban kiểm tra tư cách đại biểu của Đại hội đề nghị và Đại hội biểu quyết, quyết định.
7. Các đại biểu chính thức có quyền phát biểu ý kiến, ứng cử, đề cử và bầu cử tại Đại hội.
8. Ban tổ chức Đại hội có quyền mời một số hội viên có công đóng góp cho Hội dự Đại hội, nhưng số lượng không quá 5% tổng số đại biểu chính thức của Đại hội. Các đại biểu được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không được tham gia đề cử, ứng cử và bầu cử tại Đại hội.

Như vậy, theo quy định trên thì Đại biểu chính thức dự Đại hội toàn quốc của Hội Điện ảnh Việt Nam gồm:

- Đại biểu dự Đại hội toàn quốc được bầu từ Đại hội cơ sở tổ chức theo chi hội hoặc theo khu vực.

- Đại biểu đương nhiên gồm tất cả ủy viên của Ban Chấp hành trung ương Hội đương nhiệm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội điện ảnh Việt Nam

Bùi Thị Thanh Sương

Hội điện ảnh Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội điện ảnh Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào