Tôn chỉ mục đích của Hội Điện ảnh Việt Nam là gì? Hội Điện ảnh Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Tôn chỉ mục đích của Hội Điện ảnh Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi) Hội những người làm công tác Điện ảnh Việt Nam (gọi tắt là Hội Điện ảnh Việt Nam) ban hành theo Quyết định 97/2005/QĐ-BNV, có quy định về tôn chỉ mục đích của Hội như sau:
Tôn chỉ mục đích của Hội
1. Hội Điện ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm công tác điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam.
2. Hội Điện ảnh Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý của Nhà nước, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hội Điện ảnh Việt Nam tập hợp, đoàn kết, huy động mọi năng lực sáng tạo của những người làm công tác điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam để tạo ra các tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, góp phần bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Hội Điện ảnh Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên trong việc sáng tạo các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình và các hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tôn chỉ mục đích của Hội Điện ảnh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm công tác điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam.
- Hội Điện ảnh Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoạt động theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý của Nhà nước, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hội Điện ảnh Việt Nam tập hợp, đoàn kết, huy động mọi năng lực sáng tạo của những người làm công tác điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam để tạo ra các tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, góp phần bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Hội Điện ảnh Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên trong việc sáng tạo các tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình và các hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hội Điện ảnh Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Điện ảnh Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Điều lệ (sửa đổi) Hội những người làm công tác Điện ảnh Việt Nam (gọi tắt là Hội Điện ảnh Việt Nam) ban hành theo Quyết định 97/2005/QĐ-BNV, có quy định về trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản của Hội như sau:
Trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản của Hội
1. Hội Điện ảnh Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu (dấu ướt to, dấu ướt thu nhỏ, dấu nổi) và tài khoản riêng.
2. Trụ sở cơ quan Trung ương Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Điện ảnh Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu (dấu ướt to, dấu ướt thu nhỏ, dấu nổi) và tài khoản riêng.
Hội Điện ảnh Việt Nam có được được thành lập các tổ chức để tiến hành các hoạt động nghề nghiệp không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Điều lệ (sửa đổi) Hội những người làm công tác Điện ảnh Việt Nam (gọi tắt là Hội Điện ảnh Việt Nam) ban hành theo Quyết định 97/2005/QĐ-BNV, có quy định về quyền của Hội như sau:
Quyền của Hội
1. Đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến tôn chỉ, mục đích của Hội. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
2. Thành lập các tổ chức và cơ quan trực thuộc có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động nghề nghiệp;
3. Thẩm định, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu;
4. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ;
5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của Hội; quản lý tài chính, tài sản của Hội; quản lý các cơ quan trực thuộc Hội và các hoạt động của chi hội, hội viên trong cả nước;
6. Đề xuất với Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan khen thưởng cho tập thể, cá nhân hội viên, cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan trực thuộc Hội;
Xét kỷ luật đối với hội viên và cán bộ, nhân viên trong cơ quan trực thuộc Hội;
7. Được gia nhập làm hội viên của các tổ chức, hiệp hội quốc tế trong lĩnh vực hoạt động chuyên ngành theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Điện ảnh Việt Nam có được thành lập các tổ chức và cơ quan trực thuộc có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động nghề nghiệp.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội điện ảnh Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?