Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu hàng hóa là ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu hàng hóa là ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người?
- Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa đối với các loại ô tô và xe có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người được quy định như thế nào?
- Có áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với ô tô và xe có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người khi chưa được cấp phép không?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu hàng hóa là ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người?
Theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người là hàng hóa thuộc mã 8703 chương 87 Phụ lục IV Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng như sau:
Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
...
2. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
...
Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với việc nhập khẩu hàng hóa là ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người không phục vụ mục đích quốc phòng trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu hàng hóa là ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người? (Hình từ Internet)
Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa đối với các loại ô tô và xe có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hồ sơ và quy trình cấp phép nhập khẩu hàng hóa đối với ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người.
Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân. (1 bản chính)
(2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (1 bản sao có đóng dấu của thương nhân)
(3) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công thương để yêu cầu cấp giấy phép.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình.
Lưu ý: Thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An.
Trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
Có áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với ô tô và xe có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người khi chưa được cấp phép không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về các trường hợp áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu hàng hóa như sau:
Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
…
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Do ô tô và xe có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người là hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Như vậy, áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu đối với hàng hóa là ô tô và xe có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người khi chưa được cấp phép nhập khẩu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?