Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ các vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hành vi trộm cắp điện được hiểu như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC giải thích hành vi trộm cắp điện như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản là trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau đây: Tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội tham ô tài sản; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
3. Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện và các hành vi lấy điện gian lận khác.
Theo đó, trộm cắp điện được hiểu là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện và các hành vi lấy điện gian lận khác.
Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện như sau:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi xảy ra hành vi trộm cắp điện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện. Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra, giải quyết của mình, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.
Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi xảy ra hành vi trộm cắp điện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện.
Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra, giải quyết của mình, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.
Hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra như sau:
Hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra
1. Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện.
2. Biên bản vi phạm hành chính.
3. Bản tính số lượng điện bị trộm cắp và giá trị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra (tiền bồi thường đối với hành vi trộm cắp điện).
4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm).
5. Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang trong quá trình thi hành nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm).
6. Biên bản kiểm tra sử dụng điện (nếu có), Biên bản kiểm tra hoạt động điện lực (nếu có).
7. Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng (nếu có), Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng (nếu có).
8. Sơ đồ trộm cắp điện, ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm (nếu có).
9. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có).
10. Các giấy tờ, tài liệu và đồ vật khác có liên quan.
Theo đó, hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự gồm những thành phần sau:
- Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện.
- Biên bản vi phạm hành chính.
- Bản tính số lượng điện bị trộm cắp và giá trị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra (tiền bồi thường đối với hành vi trộm cắp điện).
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm).
- Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang trong quá trình thi hành nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm).
- Biên bản kiểm tra sử dụng điện (nếu có), Biên bản kiểm tra hoạt động điện lực (nếu có).
- Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng (nếu có), Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng (nếu có).
- Sơ đồ trộm cắp điện, ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm (nếu có).
- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có).
- Các giấy tờ, tài liệu và đồ vật khác có liên quan.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trộm cắp điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?