Cơ quan nhà nước có được thành lập nhà xuất bản không? Để được thành lập nhà xuất bản thì trụ sở của nhà xuất bản phải đáp ứng điều kiện gì?
Cơ quan nhà nước là cơ quan được thành lập nhà xuất bản đúng không?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Xuất bản 2012 quy định như sau:
Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Theo đó, đối tượng được thành lập nhà xuất bản bao gồm:
(1) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
(2) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
Như vậy, cơ quan nhà nước là cơ quan được thành lập nhà xuất bản theo quy định.
Cơ quan nhà nước có được thành lập nhà xuất bản không? Để được thành lập nhà xuất bản thì trụ sở của nhà xuất bản phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Để được thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản thì trụ sở của nhà xuất bản là cơ quan nhà nước phải đáp ứng được điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP, điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản như sau:
Điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản
1. Ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 13 của Luật xuất bản, nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
b) Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;
c) Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.
2. Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. (bị bãi bỏ)
Theo quy định trên, để được thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản thì trụ sở của nhà xuất bản là cơ quan nhà nước phải có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc.
Hồ sơ và thời hạn cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Xuất bản 2012 quy định về cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản như sau:
Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản
1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
...
Như vậy, theo quy định trên, hồ sơ và thời hạn cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
- Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật Xuất bản 2012.
(2) Thời hạn cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp không cấp giấy phép thì Bộ Thông tin và Truyền thông phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động. Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà xuất bản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?