Có quy định bắt buộc nào về vị trí ngồi trên xe cho lực lượng bảo vệ tham gia vận chuyển tiền mặt hay không?
Lực lượng nào tham gia vận chuyển tiền mặt theo quy định của pháp luật?
Lực lượng nào tham gia vận chuyển tiền theo quy định của pháp luật?
Lực lượng tham gia vận chuyển tiền mặt và trách nhiệm của người áp tải được quy định tại Điều 55 Thông tư 01/2014/TT-NHNN
- Khi vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá phải có đủ lực lượng Điều khiển phương tiện, áp tải, bảo vệ.
- Người áp tải là người phụ trách chung trên đường vận chuyển, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; tổ chức thực hiện việc giao nhận, vận chuyển theo quy định tại Thông tư này.
Trường hợp khối lượng, giá trị tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vận chuyển lớn phải tổ chức thành đoàn xe, có một số người áp tải, thì Giám đốc chỉ định một cán bộ áp tải làm trưởng đoàn.
Pháp luật có quy định về chỗ ngồi trên xe cho lực lượng tham gia vận chuyển tiền mặt không?
Tại Điều 56, Điều 57 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện như sau:
"Điều 56. Trách nhiệm bảo vệ vận chuyển
1. Xe vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước do cảnh sát có vũ trang bảo vệ; tùy theo khối lượng, giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà ngân hàng bàn bạc, thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người đi bảo vệ. Trường hợp có một xe hàng thì ít nhất có hai cảnh sát bảo vệ.
Lực lượng bảo vệ hoặc cảnh sát bảo vệ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá có trách nhiệm: có phương án bảo vệ hàng, người và phương tiện từ khi bắt đầu nhận hàng đến khi giao hàng xong và trở về trụ sở cơ quan an toàn; chấp hành đúng quy định trong vận chuyển theo Thông tư này; xử lý các trường hợp cụ thể xảy ra, không để xe bị kiểm tra, khám xét dọc đường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn, phải trực tiếp chiến đấu và phân công các thành viên trong đoàn cùng phối hợp bảo vệ người, tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và phương tiện.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định trách nhiệm bảo vệ, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong hệ thống."
"Điều 57. Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện
Người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm về kỹ thuật của phương tiện vận chuyển; chấp hành đúng quy định vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá theo Thông tư này; chấp hành luật giao thông; chủ động xin giấy ưu tiên hoặc mua vé qua cầu, phà nhanh chóng."
Có thể thấy, về mặt quy định chỉ quy định về việc bảo vệ của cảnh sát khi vận chuyển tiền mặt. Tùy vào giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà Ngân hàng sẽ thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người bảo vệ chứ không có quy định phải ngồi vị trí nào trên xe. Việc ngồi như thế nào sẽ do chính lực lượng cảnh sát tự lựa chọn phương án phù hợp.
Tổ chức vận chuyển tiền mặt có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm tổ chức vận chuyển được quy định tại Điều 48 Thông tư 01/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 08/01/2022 cụ thể như sau:
- Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương; giữa các kho tiền Trung ương; từ kho tiền Trung ương đến kho tiền Sở Giao dịch, các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử người áp tải và giao, nhận tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá giữa chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long với kho tiền Trung ương; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong khu vực với nhau (theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ).
Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử người áp tải và giao tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại kho tiền Trung ương hoặc nhận, áp tải tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá giữa chi nhánh tỉnh Bình Định và kho tiền Trung ương, giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên với nhau (theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ).
- Ngân hàng Nhà nước vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải có Lệnh của Thống đốc.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định thủ tục và thẩm quyền cấp lệnh vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, lệnh điều chuyển tiền mặt giữa các chi nhánh và quy định việc vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của hệ thống.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những lực lượng có nhiệm vụ tham gia vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá từ cơ sở in, đúc tiền, sân bay, bến cảng, nhà ga về kho tiền Trung ương; giữa các kho tiền Trung ương; từ kho tiền Trung ương đến kho tiền Sở Giao dịch, các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Bên cạnh đó, tùy vào giá trị và tính chất của mỗi chuyến hàng mà Ngân hàng sẽ thống nhất với đơn vị cảnh sát để quyết định số lượng người bảo vệ, không có quy định phải ngồi vị trí nào trên xe.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển tiền mặt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?