Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không?
- Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không?
- Việc lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay bằng hình thức đàm phán trực tiếp với các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa khi nào?
- Người khai thác tàu bay có trách nhiệm trong việc tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay hay không?
Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT về kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay
...
3. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:
a) Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực cảng hàng không, sân bay trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị;
b) Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay;
c) Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.
4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng về thu gom, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay; đảm bảo chất thải lỏng từ tàu bay được xử lý đáp ứng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước;
Trong đó có hoạt động phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay.
Cơ sở bảo dưỡng tàu bay có phải phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay hay không? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay bằng hình thức đàm phán trực tiếp với các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa khi nào?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 110/2011/NĐ-CP về hình thức tổ chức lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay như sau:
Hình thức tổ chức lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay
1. Việc lựa chọn nhà cung cấp bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 31 của Nghị định này, hoặc theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Trường hợp có ít hơn 3 cơ sở bảo dưỡng sửa chữa thì áp dụng hình thức đàm phán trực tiếp với các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa đó.
2. Việc lựa chọn nhà cung cấp đối với chương trình quản lý bảo dưỡng sửa chữa động cơ tàu bay theo giờ bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 31 của Nghị định này hoặc chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất động cơ, nhà sản xuất càng tàu bay theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Trường hợp đặc biệt như gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn, có thể áp dụng hình thức mua trực tiếp để yêu cầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa trong thời gian nhanh nhất.
3. Hình thức gửi hồ sơ đề xuất: nhà cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tham dự có thể gửi hồ sơ đề xuất bằng giao nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail nhưng phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, hồ sơ đề xuất phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ đề xuất thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vây, việc lựa chọn nhà cung cấp bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay bằng hình thức đàm phán trực tiếp với các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa sẽ được áp dụng trong trường hợp có ít hơn 3 cơ sở bảo dưỡng sửa chữa.
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm trong việc tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay hay không?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 về trách nhiệm của người khai thác tàu bay như sau:
Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
1. Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
2. Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
4. Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
5. Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
6. Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
7. Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
Như vậy, người khai thác tàu bay có trách nhiệm trong việc tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động bay có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?