Cơ sở dịch vụ không lưu sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất có tên gọi như thế nào? Tên gọi tàu bay sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất ra sao?

Cho hỏi cơ sở dịch vụ không lưu sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất có tên gọi như thế nào? Bên cạnh đó thì tên gọi tàu bay sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất ra sao? Câu hỏi của bạn Long đến từ Bình Dương.

Cơ sở dịch vụ không lưu sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất có tên gọi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 241 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Tên gọi
1. Tên gọi của cơ sở ATS được quy định như sau:

Cơ sở ATS

Tên gọi thoại

Area control centre (Trung tâm kiểm soát đường dài)

Control (Đường dài)

Radar (in general) (Ra đa nói chung)

Radar (Ra đa)

Approach control (Kiểm soát tiếp cận)

Approach (Tiếp cận)

Terminal control (Kiểm soát tiếp cận trong trường hợp thiết lập thêm vị trí kiểm soát tàu bay đến)

Terminal (Tiếp cận)

Approach control arrivals (Kiểm soát tàu bay đến)

Arrival (Kiểm soát tàu bay đến)

Approach control departures (Kiểm soát tàu bay khởi hành)

Departure (Kiểm soát tàu bay khởi hành)

Aerodrome control (Đài kiểm soát tại sân bay)

Tower (Đài kiểm soát tại sân bay)

Surface movement control (Kiểm soát mặt đất)

Ground (Kiểm soát mặt đất)

Clearance delively (Cấp phát huấn lệnh)

Delively (Cấp huấn lệnh)

Precision approach radar (Kiểm soát ra đa tiếp cận chính xác)

Precision (Tiếp cận chính xác)

Direction-finding station (Đài chỉ hướng)

Homer (Chỉ hướng)

Flight information Service (Dịch vụ thông báo bay)

Information (Thông báo bay)

Apron Management (Quản lý sân đỗ)

Apron (Sân đỗ)

Company dispatch (Điều hành khai thác hàng)

Dispatch (Điều độ)

Aeronautical station (Đài viễn thông hàng không)

Radio (Đài viễn thông)

Khi thông tin liên lạc không - địa đã được thiết lập và thấy không bị nhầm lẫn, có thể không gọi lại tên cơ sở ATS.
...

Theo đó, về tên gọi cơ sở dịch vụ không lưu sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất sẽ được gọi theo bảng quy định trên.

Việc gọi như vậy khi thông tin liên lạc không - địa đã được thiết lập và thấy không bị nhầm lẫn, có thể không gọi lại tên cơ sở ATS ( cơ sở dịch vụ không lưu hàng không dân dụng).

Dịch vụ không lưu

Dịch vụ không lưu (Hình từ Internet)

Trong dịch vụ không lưu thì tên gọi tàu bay sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 241 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Tên gọi
...
2. Quy định tên gọi tàu bay
a) Tên gọi tàu bay được thực hiện theo một trong các kiểu loại như sau:

Kiểu loại

Ví dụ

Các ký tự tương ứng với ký hiệu đăng ký của tàu bay

G-ABCD hoặc Cessna G-ABCD

Chỉ danh thoại vô tuyến của hãng khai thác tàu bay, kèm theo 04 ký tự cuối cùng của ký hiệu đăng ký của tàu bay

FASTAIR DCAB

Chỉ danh thoại của công ty khai thác tàu bay, kèm theo số hiệu của chuyến bay

FASTAIR 345

Tên nhà sản xuất tàu bay hoặc tên của mẫu tàu bay sẽ được sử dụng như tiếp đầu ngữ liên lạc vô tuyến như các ký tự tương ứng với ký hiệu đăng ký của tàu bay.


b) Khi thông tin liên lạc không - địa được thiết lập và thấy không có sự nhầm lẫn xảy ra thì tên gọi tàu bay được quy định trong Điểm a Khoản này sẽ được gọi tắt như sau:

Loại

Ví dụ

Chữ cái đầu tiên và tối thiểu 02 ký tự cuối cùng của đăng ký tàu bay

CD hoặc Cessna CD

Chỉ danh thoại vô tuyến của hãng khai thác tàu bay, kèm theo tối thiểu 02 ký tự cuối cùng của đăng ký tàu bay

FASTAIR AB

Không có hình thức viết tắt

--

c) Tổ lái được sử dụng tên gọi tắt của tàu bay sau khi được một đài viễn thông hàng không gọi theo cách này;
d) Tổ lái không được thay đổi loại của tên gọi tàu bay trong suốt chuyến bay, trừ khi xảy ra khả năng nhầm lẫn bởi các tên gọi tương tự. Trong trường hợp này, kiểm soát viên không lưu được quyền tạm thời thay đổi tên gọi của tàu bay trong khu vực trách nhiệm của mình.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết để tránh nhầm lẫn tên gọi thoại tàu bay trong vùng trời sân bay và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Theo đó, tên gọi tàu bay sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất sẽ được thực hiện như trên.

Tổ lái được sử dụng tên gọi tắt của tàu bay sau khi được một đài viễn thông hàng không gọi theo cách này;

Tổ lái không được thay đổi loại của tên gọi tàu bay trong suốt chuyến bay, trừ khi xảy ra khả năng nhầm lẫn bởi các tên gọi tương tự.

Trong trường hợp này, kiểm soát viên không lưu được quyền tạm thời thay đổi tên gọi của tàu bay trong khu vực trách nhiệm của mình.

Như vậy, tên gọi tàu bay sử dụng trong liên lạc trên không và mặt đất sẽ phải tuân thủ theo bảng nêu trên.

Cơ sở ATS muốn phát các thông báo quảng bá thì phải sử dụng cụm từ nào để bắt đầu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 242 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Thiết lập, duy trì và chuyển giao liên lạc không - địa
1. Thiết lập và duy trì liên lạc:
a) Khi thiết lập liên lạc, tổ lái phải sử dụng tên gọi đầy đủ của tàu bay và cơ sở ATS;
b) Khi cơ sở ATS muốn phát các thông báo mang tính chất quảng bá, điện văn phải bắt đầu bằng cụm từ “Tất cả tàu bay” (“All stations”). Trong trường hợp này tổ lái không phải báo nhận;
...

Theo đó, cơ sở ATS muốn phát các thông báo quảng bá thì phải sử dụng cụm từ “Tất cả tàu bay” (“All stations”). Trong trường hợp này tổ lái không phải báo nhận.

Như vậy, cơ sở ATS muốn phát các thông báo quảng bá thì phải sử dụng cụm từ như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ không lưu

Lê Đình Khôi

Dịch vụ không lưu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ không lưu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào