Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính là gì? Thời hạn cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính trong bao lâu?
Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTNMT, có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính: là tập hợp có cấu trúc của dữ liệu địa giới hành chính.
2. Dữ liệu địa giới hành chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa giới hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở dữ liệu địa giới hành chính là tập hợp có cấu trúc của dữ liệu địa giới hành chính.
Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính (Hình từ Internet)
Thời hạn cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 46/2017/TT-BTNMT, có quy định về cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính như sau:
Cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính
1. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính chỉ được thực hiện khi có những thay đổi về địa giới hành chính do thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính theo các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính phải được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi nhận được bộ hồ sơ địa giới hành chính điều chỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, được phép đưa vào lưu trữ và sử dụng.
3. Việc cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính được thực hiện theo nguyên tắc cập nhật thay thế, có lưu trữ lịch sử đối với các đơn vị hành chính các cấp có thay đổi và phải thực hiện cập nhật cả siêu dữ liệu.
4. Quy trình cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong đó:
a) Phạm vi cập nhật thay thế: chỉ thực hiện tương ứng với hồ sơ địa giới hành chính của đơn vị hành chính được thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể;
b) Đối với các đơn vị hành chính lân cận đến đơn vị hành chính được thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể: phải thực hiện đồng bộ các đối tượng địa giới hành chính và đối tượng địa lý có liên quan.
5. Quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính phải tuân thủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính không quá 30 ngày kể từ khi nhận được bộ hồ sơ địa giới hành chính điều chỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, được phép đưa vào lưu trữ và sử dụng.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện gồm các tài liệu nào?
Căn cứ tại tiết 1.4.1 tiểu mục 1.4 Mục 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 46/2017/TT-BTNMT, có quy định như sau:
Công tác chuẩn bị (bước 1)
…
1.4. Thu thập tài liệu cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính bao gồm:
1.4.1. Hồ sơ địa giới hành chính: sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính là bộ hồ sơ địa giới hành chính (dạng giấy, dạng số) các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và được phép đưa vào lưu trữ, sử dụng.
a) Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập xã và điều chỉnh địa giới hành chính xã;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp xã;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp xã, huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của xã;
- Bản xác nhận tọa độ các mốc địa giới hành chính cấp xã;
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã;
- Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp xã;
- Các biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp xã;
- Các phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn);
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp.
b) Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh địa giới hành chính huyện;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của huyện;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện;
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh địa giới hành chính huyện;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của huyện;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện;
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?