Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng đối với bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất không?
- Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng đối với bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất không?
- Không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong những trường hợp nào?
- Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng thì Tòa án có được phong tỏa tài khoản có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản không?
Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng đối với bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định như sau:
Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động.
Ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa toàn bộ tài khoản duy nhất của doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp bị ngừng hoạt động.
...
Theo quy định trên, một trong những trường hợp không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã bị ngừng hoạt động”.
Như vậy, việc bị đơn chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất mà bị phong tỏa toàn bộ tài khoản sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh (dẫn đến doanh nghiệp bị ngừng hoạt động) nên thuộc trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời (Hình từ Internet)
Không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định như sau:
Những trường hợp không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
4. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;
b) Tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu;
c) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Như vậy, không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản trong những trường hợp như trên.
Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng thì Tòa án có được phong tỏa tài khoản có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định như sau:
Về xác định giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản quy định tại khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự
Khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 124 và Điều 125 của Bộ luật Tố tụng dân sự cần phân biệt như sau:
1. Việc xác định nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ thực hiện phải căn cứ theo đơn khởi kiện, đơn phản tố của bị đơn và đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
2. Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
3. Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.
Như vậy, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?