Có thể thành lập Hội Y học hoạt động trong phạm vi cấp huyện để hỗ trợ người dân vì mục đích từ thiện hay không?
Có thể thành lập Hội Y học hoạt động trong phạm vi cấp huyện để hỗ trợ người dân vì mục đích từ thiện hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP có quy định về hội như sau:
"Điều 2. Hội
1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)."
Như vậy, trường hợp bạn và những người bạn của mình có nhu cầu thành lập Hội Y học thì phải đảm bảo Hội được thành lập và hoạt động tuân thủ đúng theo quy định tại khoản 1 nêu trên. Nếu thỏa mãn các điều kiện đó thì có thể thành lập Hội Y học hoạt động trên phạm vi cấp huyện, gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Có thể thành lập Hội Y học hoạt động trong phạm vi cấp huyện để hỗ trợ người dân vì mục đích từ thiện hay không?
Việc thành lập hội được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội khi được thành lập được quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2010/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hội
Tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự nguyện; tự quản;
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
4. Không vì mục đích lợi nhuận;
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội."
Để thành lập hội cần chuẩn bị điều lệ hội gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 45/2010/NĐ-CP, nội dung chính của Điều lệ hội gồm những thành phần sau:
"Điều 8. Nội dung chính của Điều lệ hội
1. Tên gọi của hội.
2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.
5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.
6. Tiêu chuẩn hội viên.
7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.
8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.
9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.
10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.
11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.
12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.
13. Hiệu lực thi hành."
Đồng thời, tại Điều 13 Nghị định 45/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 33/2012/NĐ-CP có quy định thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội như sau:
“Điều 13. Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quyết định phê duyệt điều lệ hội khi điều lệ đã được đại hội thông qua.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày đại hội kết thúc, ban lãnh đạo hội gửi một bộ hồ sơ báo cáo kết quả đại hội theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp pháp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quyết định phê duyệt điều lệ.
Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu, hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt”.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về việc thành lập hội cũng như điều lệ của hội và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan cần áp dụng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành lập hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?