Có thể thực hiện ủy thác cho tổ chức tín dụng nước ngoài đối với những hoạt động nào? Đối tượng nào có thể thực hiện ủy thác với các tổ chức tín dụng nước ngoài?
- Có thể thực hiện ủy thác cho tổ chức tín dụng nước ngoài đối với những hoạt động nào?
- Đối tượng có thể thực hiện ủy thác đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài gồm những đối tượng nào?
- Khi thực hiện ủy thác cho các tổ chức tín dụng nước ngoài cần bên ủy thác có những quyền và nhiệm vụ nào?
- Hợp đồng ủy thác phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
Có thể thực hiện ủy thác cho tổ chức tín dụng nước ngoài đối với những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện ủy thác, nhận ủy thác theo quy định tại Thông tư này đối với các hoạt động sau đây:
a) Cho vay;
b) Cho thuê tài chính;
c) Góp vốn, mua cổ phần;
d) Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh;
đ) Mua trái phiếu doanh nghiệp.
2. Việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, có thể thực hiện ủy thác đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các hoạt động sau:
- Cho vay;
- Cho thuê tài chính;
- Góp vốn, mua cổ phần;
- Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh;
- Mua trái phiếu doanh nghiệp.
Có thể thưc hiện ủy thác cho tổ chức tín dụng với đối với những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng có thể thực hiện ủy thác đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về đối tượng thực hiện ủy thác đối với tổ chức tín dụng nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này đối với đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.
2. Đối tượng ủy thác là đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác, bao gồm:
a) Cá nhân, tổ chức, kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khách hàng vay vốn, thuê tài chính;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
c) Dự án sản xuất, kinh doanh.
...
Theo đó, ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động ủy thác theo quy định; đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác.
Đối tượng ủy thác là đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn ủy thác, bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức, kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khách hàng vay vốn, thuê tài chính;
- Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nhận vốn góp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu;
- Dự án sản xuất, kinh doanh.
Khi thực hiện ủy thác cho các tổ chức tín dụng nước ngoài cần bên ủy thác có những quyền và nhiệm vụ nào?
Căn cứ ĐIều 6 Thông tư 30/2014/TT-NHNN quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác
1. Bên ủy thác có các quyền sau:
a) Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh bên nhận ủy thác được phép thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu bên nhận ủy thác báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng ủy thác;
c) Giám sát, kiểm tra việc bên nhận ủy thác thực hiện nội dung, phạm vi được ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;
d) Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Bên ủy thác có các nghĩa vụ sau:
a) Xem xét, đánh giá chức năng, phạm vi hoạt động, năng lực quản trị, điều hành, nhân sự, chuyên môn, công nghệ và cơ sở hạ tầng của bên nhận ủy thác để đảm bảo bên nhận ủy thác có đủ khả năng thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thác;
b) Chuyển vốn ủy thác cho bên nhận ủy thác theo tiến độ thực hiện nội dung ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;
c) Cung cấp cho bên nhận ủy thác các thông tin, tài liệu có liên quan đến ủy thác theo quy định tại hợp đồng ủy thác;
d) Thanh toán phí ủy thác cho bên nhận ủy thác quy định tại hợp đồng ủy thác;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng ủy thác, phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, bên thực hiện ủy thác cho các tổ chức tính dụng có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật nêu trên.
Hợp đồng ủy thác phải đảm bảo thể hiện được những nội dung nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 30/2014/TT-NHNN thì nội dung hợp đồng ủy thác bao gồm:
- Tên, địa chỉ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
- Đối tượng ủy thác: Phải quy định đích danh hoặc các thông tin cụ thể đủ để xác định được đối tượng ủy thác.
Đối với trường hợp ủy thác mua trái phiếu, ngoài việc quy định đích danh hoặc các thông tin để xác định được tổ chức phát hành, phải quy định cụ thể loại trái phiếu, thời hạn của trái phiếu;
- Mục đích ủy thác;
- Phạm vi, nội dung ủy thác;
- Thời hạn ủy thác;
- Phí ủy thác;
- Vốn ủy thác; thời gian giao vốn ủy thác;
- Đồng tiền thực hiện ủy thác (nếu có);
- Quyền, nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác, trong đó phải quy định rõ bên ủy thác chịu mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ hoạt động ủy thác, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác;
- Chấm dứt hợp đồng trước hạn;
- Xử lý tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên thì hợp đồng ủy thác có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng ủy thác có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?