Có thể tiến hành điều chỉnh độ mật của văn bản mật đã được ban hành hay không? Văn bản mật hiện nay được chia làm bao nhiêu cấp độ mật theo quy định của pháp luật?

Trường hợp văn bản mật đã ban hành ra nếu xét thấy nội dung của văn bản thuộc cấp độ mật cao hơn thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể điều chỉnh độ mật cho văn bản đã ban hành hay không? Xin cám ơn.

Văn bản mật hiện nay được chia làm bao nhiêu cấp độ mật theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước như sau:

"Điều 19. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.

Như vậy, văn bản mật của cơ quan nhà nước hiện nay được chia làm 03 cấp độ mật, bao gồm: tuyệt mật, tối mật và mật

Cơ quan, đơn vị tiếp nhận văn bản mật có được phép sao chụp tài liệu, vật chứa văn bản mật hay không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước như sau:

"Điều 2. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.
2. Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
3. Bộ Công an quy định mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước."

Theo đó, việc sao chụp tài liệu, vật chứa văn bản mật có thể thực hiện nếu được người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản cho phép.

Có thể tiến hành điều chỉnh độ mật của văn bản mật đã được ban hành hay không?

Có thể tiến hành điều chỉnh độ mật của văn bản mật đã được ban hành hay không?

Có thể tiến hành điều chỉnh độ mật của văn bản mật đã được ban hành hay không?

Căn cứ Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về điều chỉnh độ mật như sau:

"Điều 21. Điều chỉnh độ mật
1. Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước.
2. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
4. Bí mật nhà nước sau khi điều chỉnh độ mật phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
5. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý."

Theo đó, việc điều chỉnh độ mật của vản bản mật đã ban hành là có thể thực hiện.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước

Việc điều chỉnh độ mật của văn bản thì cơ quan ban hành phải đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật để thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước

Trần Thành Nhân

Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bí mật nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Pháp luật
Cục An ninh chính trị nội bộ có trách trách nhiệm tham mưu giúp Bộ Công an thực hiện những công việc nào trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Thông tin quan trọng nào về kinh tế sẽ thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Những bí mật nhà nước đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội sẽ được giải mật đúng không?
Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là những hành vi nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Pháp luật
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai thực hiện?
Pháp luật
Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước dùng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là mẫu nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Pháp luật
Nhân viên thư viện cố ý cung cấp những tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào