Con chưa thành niên của người bị tước quốc tịch Việt Nam có bị tước quốc tịch Việt Nam giống cha mẹ không?
Căn cứ để tước quốc tịch là gì?
Hiện nay, không có quy định định nghĩa tước quốc tịch. Tuy nhiên, có thể coi đây là biện pháp xử lý của một nước buộc một công dân đang mang quốc tịch của nước đó không được mang quốc tịch nước đó nữa nếu vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của công dân.
Căn cứ Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam như sau:
Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hoặc người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 nếu có những hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam.
Tước quốc tịch
Con chưa thành niên của người bị tước quốc tịch Việt Nam có bị tước quốc tịch Việt Nam giống cha mẹ không?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về việc quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch như sau:
Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi.
Như vậy, theo quy định trên thì mặc dù bạn bị tước quốc tịch Việt Nam nhưng quốc tịch Việt Nam của con bạn vẫn sẽ không thay đổi nếu con bạn vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam.
Người bị tước quốc tịch Việt Nam thì có xin trở lại quốc tịch Việt Nam được không?
Căn cứ Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ mất quốc tịch Việt Nam như sau:
Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:
Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và người trở lại quốc tịch Việt Nam mà có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng tương ứng theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
d) Người thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó.
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
...
Bạn có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 nêu trên.
Và việc trở lại này bắt buộc không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Trường hợp của bạn là bị tước quốc tịch nên phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch bạn mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trần Thị Tuyết Vân
- khoản 1 Điều 13 Nghị định 16/2020/NĐ-CP
- khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014
- Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Điều 36 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
- Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quốc tịch Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?