Con dấu bị mất có thuộc trường hợp bị hủy giá trị sử dụng không? Nếu có thì thực hiện ra sao?
Con dấu bị mất có thuộc trường hợp bị hủy giá trị sử dụng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu
1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này thuộc các trường hợp sau đây:
a) Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;
b) Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
d) Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
đ) Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
e) Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này.
...
Như vậy, trường hợp con dấu bị mất và cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký lại con dấu (đã được cấp lại) mà sau đó tìm lại được con dấu cũ thì con dấu này sẽ bị hủy giá trị sử dụng.
Con dấu bị mất có thuộc trường hợp bị hủy giá trị sử dụng không? Nếu có thì thực hiện ra sao? (hình từ Internet)
Việc hủy giá trị sử dụng con dấu trong trường hợp con dấu bị mất và tìm lại được thì thực hiện ra sao?
Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu
...
2. Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thực hiện như sau:
...
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước đó ngay sau khi tìm thấy con dấu đã bị mất để thu hồi và hủy con dấu theo quy định;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó theo đúng thời hạn phải giao nộp con dấu được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thu hồi con dấu, cụ thể:
Cơ quan thu hồi con dấu phải niêm phong, quản lý con dấu đó. Khi cơ quan, tổ chức có quyết định cho hoạt động trở lại, thì cơ quan đã thu hồi con dấu có trách nhiệm bàn giao lại con dấu cho cơ quan, tổ chức để sử dụng theo quy định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không giao nộp con dấu theo quy định, thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu ra quyết định hủy giá trị sử dụng con dấu.
...
Chiếu theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mất con dấu sau đó tìm lại được nhưng con dấu đã bị hủy giá trị sử dụng thì có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trước đó ngay sau khi tìm thấy con dấu đã bị mất để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.
Khi cá nhân, tổ chức bị thu hồi con dấu để hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thì có văn bản xác nhận việc thu hồi không?
Tại Điều 20 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan đăng ký mẫu con dấu
1. Tiếp nhận hồ sơ, đăng ký mẫu con dấu mới, đăng ký lại mẫu con dấu, đăng ký thêm con dấu; đăng ký dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu, cấp giấy chứng nhận thu hồi con dấu theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thông báo hủy giá trị sử dụng con dấu đối với trường hợp con dấu bị mất.
4. Cung cấp mẫu con dấu theo đề nghị của tổ chức giám định tư pháp về kỹ thuật hình sự trong Công an nhân dân để phục vụ công tác giám định theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn cơ sở thực hiện việc sản xuất con dấu theo quy định.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Đối chiếu với quy định trên thì khi cá nhân, tổ chức bị thu hồi con dấu để hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận thu hồi con dấu theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP. Tải về
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Con dấu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?