Con dấu doanh nghiệp là gì? Mẫu quy chế về quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần mới nhất?
Con dấu doanh nghiệp là gì? Mẫu quy chế về quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần?
Hiện nay không có quy định giải thích cụ thể "Con dấu doanh nghiệp" là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Con dấu là đại diện pháp lý của doanh nghiệp, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận.
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu doanh nghiệp như sau:
Dấu của doanh nghiệp
...
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Con dấu doanh nghiệp là gì? Mẫu quy chế về quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần mới nhất? (Hình từ Internet)
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu quy chế quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần.
Có thể tham khảo Mẫu quy chế về quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu quy chế về quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần
Xem thêm: TẢI VỀ Quyết định ban hành quy chế về quản lý và sử dụng con dấu của công ty cổ phần
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Dấu dưới hình thức chữ ký số là con dấu của doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu doanh nghiệp như sau:
Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
...
Theo đó, con dấu doanh nghiệp bao gồm:
- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
- Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy, căn cứ quy định nêu thì dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử cũng được xem là con dấu của doanh nghiệp.
Trong đó, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: (Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)
(1) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
(2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng theo quy định.
(3) Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Có cần thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 (Đã hết hiệu lực) quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2020 (đang có hiệu lực) đã bỏ quy định trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng con dấu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?