Con nuôi có được yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không? Con nuôi có được nhận lại tiền mừng tuổi khi chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không?
Con nuôi có được yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không?
Căn cứ Điều 25, Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về chấm dứt nuôi con nuôi:
"Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này."
"Điều 26. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Cha mẹ nuôi.
2. Con nuôi đã thành niên.
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ."
Theo đó, việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt dựa trên căn cứ là sự tự nguyên chấm dứt việc nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi đối với con nuôi đã thành niên. Con nuôi nếu đã thành niên thì được quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Tải về mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất 2023: Tại Đây
Con nuôi
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên:
"Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này."
Theo đó, người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu chấm dứt việc làm con nuôi do bạn đã hai mươi tuổi, đã là vị thành niên nếu như bạn không rơi vào các trường hợp không đủ điều kiện để được công nhận là người đã đủ tuổi thành niên.
Con nuôi có được nhận lại tiền mừng tuổi khi chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của con:
"Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này."
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về việc nhận lại tài sản riêng của con nuôi khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi:
"Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi
4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Theo đó, tiền được tặng cho riêng con nuôi thì là tài sản riêng của con nuôi. Khi con nuôi và cha mẹ nuôi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì còn quyền nhận lại tài sản riêng.
Như vậy, tiền lì xì là tiền được tặng cho riêng nên được coi là tài sản riêng. Khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi bạn sẽ nhận lại được tiền lì xì đó từ cha mẹ nuôi.
Con nuôi có được đổi lại tên cũ trước khi được nhận làm con nuôi hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về quyền lấy lại tên trước khi được cho làm con nuôi
"Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi
5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi."
Như vậy, nếu trước đây khi chưa được nhận làm con nuôi bạn có họ tên khác với họ tên hiện tại thì bạn có quyền lấy lại họ tên của mình trước khi làm con nuôi.
Lê Xuân Cương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nuôi con nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?