Con trai dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gì?
- Con trai dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gì?
- Dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ nhưng sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Có khởi tố vụ án dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền khi không có yêu cầu của bị hại không?
Con trai dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh gì?
Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người con trai này đã dàn dựng màn kịch bị bắt cóc nhằm uy hiếp tinh thần bố mẹ mình nhằm chiếm đoạt tiền, do đó người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
Và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người con trai này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với những khung hình phạt được quy định tại Điều 170 nêu trên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền (Hình từ Internet)
Dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ nhưng sau đó đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
..
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Theo quy định trên, người dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền bố mẹ nhưng sau đó đầu thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tùy theo quyết định của Tòa án.
Có khởi tố vụ án dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền khi không có yêu cầu của bị hại không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
...
Như vậy, vụ án dàn dựng màn kịch bị bắt cóc để tống tiền sẽ được khởi tố kể cả khi không có yêu cầu của bị hại.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cưỡng đoạt tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?