Người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Thời hiệu xử phạt đối với người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?
Người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.
Cưỡng đoạt tài sản (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, tuy nhiên không bao gồm việc áp dụng biện pháp buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm.
Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ không có thẩm quyền xử phạt đối với người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thời hiệu xử phạt đối với người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
...
Theo đó thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người cưỡng đoạt tài sản của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình là 01 năm.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cưỡng đoạt tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?