Công an phường không được làm những việc gì khi tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm? Công an phường có trách nhiệm gì trong hoạt động điều tra hình sự?

Tôi có câu hỏi là Công an phường không được làm những việc gì tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm? Công an phường có trách nhiệm gì trong hoạt động điều tra hình sự? Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Công an phường không được làm những việc gì khi tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm?

Công an phường không được làm những việc khi tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm theo quy định tại Điều 11 Thông tư 126/2020/TT-BCA như sau:

Những việc cán bộ, chiến sĩ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an không được làm khi tiến hành tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;
2. Nhận đơn, thư và giải quyết công việc cho công dân tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường hợp cấp bách công dân đến báo tin về tội phạm; đồng thời phải báo cáo ngay với lãnh đạo trực tiếp biết;
3. Sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người tham gia tố tụng, người thân thích của họ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
4. Tư vấn cho người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trái pháp luật;
5. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc;
6. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

Theo đó, khi tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm thì Công an phường không được làm những việc sau:

- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;

- Nhận đơn, thư và giải quyết công việc cho công dân tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở cơ quan Công an, trừ trường hợp cấp bách công dân đến báo tin về tội phạm; đồng thời phải báo cáo ngay với lãnh đạo trực tiếp biết;

- Sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với người tham gia tố tụng, người thân thích của họ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Tư vấn cho người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trái pháp luật;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc;

- Đưa hồ sơ, tài liệu vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

công an phường

Công an phường không được làm những việc gì tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm? (Hình từ Internet)

Công an phường có trách nhiệm gì trong hoạt động điều tra hình sự?

Công an phường có trách nhiệm gì trong hoạt động điều tra hình sự, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 như sau:

Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
1. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Theo đó, trong hoạt động điều tra hình sự thì Công an phường có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp Công an phường phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân là gì?

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân được quy định tại Điều 2 Thông tư 126/2020/TT-BCA như sau:

Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra
Thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tham gia tố tụng trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả; phòng, chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân nhằm mục đích sau:

- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tham gia tố tụng trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật;

- Góp phần xây dựng Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả;

- Phòng, chống các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an

Bùi Thị Thanh Sương

Công an
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công an có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công an
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công an chính quy được bố trí về các xã có được kết nạp vào Công đoàn xã không? Thủ tục gia nhập Công đoàn của Công an chính quy thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Công an phường không được làm những việc gì khi tiến hành tiếp nhận tố giác về tội phạm? Công an phường có trách nhiệm gì trong hoạt động điều tra hình sự?
Pháp luật
Công an là cán bộ, công chức hay viên chức? Mức lương của lực lượng công an năm 2022 là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường Công an nhân dân có phải là đối tượng được trang bị vũ khí thể thao hay không? Thủ tục trang bị vũ khí thể thao và thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Địa phương có nhiệm vụ chi cho việc bảo đảm công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã hay không?
Pháp luật
Để được tuyển chọn vào Công an xã thì cần có những tiêu chuẩn nào? Có bằng Trung học phổ thông thì có đủ tiêu chuẩn để được xét tuyển vào Công an xã không?
Pháp luật
Công an xã là gì? Chế độ, chính sách đối với Công an xã được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Xếp lương khi chuyển từ công an sang công chức cơ quan Nhà nước như thế nào? Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ ra sao?
Pháp luật
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang công nhân công an có được hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay không?
Pháp luật
Bộ Công an công bố Đề tham khảo bài thi đánh giá tuyển sinh đại học khối trường Công an nhân dân năm 2022?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào