Công chức có được làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV do tổ chức là chủ sở hữu không?
- Công chức có được làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV do tổ chức là chủ sở hữu không?
- Khi cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV có bắt buộc phải lập văn bản ủy quyền không?
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Công chức có được làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV do tổ chức là chủ sở hữu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
....
5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;
c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Và theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
...
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
...
Như vậy, công chức thuộc đối tượng không được làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV do tổ chức là chủ sở hữu.
Công chức có được làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV do tổ chức là chủ sở hữu không? (Hình từ Internet)
Khi cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV có bắt buộc phải lập văn bản ủy quyền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
...
Như vậy, khi cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV bắt buộc phải lập văn bản ủy quyền. Cá nhân được ủy quyền nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức
...
4. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;
d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
...
Như vậy, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty TNHH MTV phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ thời điểm công ty nhận được văn bản ủy quyền.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người đại diện theo ủy quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?