Công chức địa chính có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấp mương thoát nước không?

Hàng xóm kế nhà anh lấp mương thoát nước trái phép nên bị công chức địa chính bên phường xuống lập biên bản xử phạt. Cho anh hỏi là công chức địa chính phường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấp mương thoát nước không? Hành vi lấp mương thoát nước trái phép bị xử lý như thế nào? - Câu hỏi của anh Văn Trung đến từ Bến Tre

Hành vi lấp mương thoát nước trái phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3, 4 và khoản 6 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 giải thích:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
4. Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.
...
6. Hệ thống dẫn, chuyển nước bao gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước.

Theo quy định trên, mương thoát nước được xác định là công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
b) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP nêu trên thì nếu vi phạm quy định về hành vi lấp mương thoát nước trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 9 nêu trên.

Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây

Công chức địa chính phường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấp mương thoát nước không?

Công chức địa chính phường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấp mương thoát nước không? (Hình từ Internet)

Công chức địa chính phường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấp mương thoát nước không?

Về thẩm quyền lập biên bản, anh tham khảo tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 03/2022/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
...
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:
a) Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 46 Nghị định này khi đang thi hành công vụ;
b) Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;
c) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành công vụ.
...

Theo đó, nếu công chức địa chính thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì được lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính phải có các nội dung gì?

Căn cứ vào Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
7. Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, biên bản vi phạm hành chính phải có nội dung chủ yếu sau đây:

- Thời gian, địa điểm lập biên bản;

- Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;

- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;

- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

- Quyền và thời hạn giải trình.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức địa chính

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt

Công chức địa chính
Biên bản vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức địa chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức địa chính Biên bản vi phạm hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có thẩm quyền có cần phải xác minh chủ thể vi phạm trước khi lập biên bản vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện được đối tượng vi phạm bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bao lâu?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Có bắt buộc phải gửi biên bản vi phạm hành chính cho cha mẹ của người chưa thành niên? Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên quy định ra sao?
Pháp luật
Cơ quan công an có được lập biên bản vi phạm hành chính khi đang điều tra tội phạm không? Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính của cơ quan công an khi đang điều tra tội phạm trong bao lâu?
Pháp luật
Điều kiện đăng ký thi tuyển đối với công chức Địa chính xây dựng cấp xã là gì? Công chức Địa chính xây dựng cấp xã có yêu cầu về chứng chỉ, trình độ tiếng Anh không?
Pháp luật
Lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm không có mặt hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn của công chức địa chính cấp xã mới nhất? Công chức địa chính xã có nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn cách ghi mẫu?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế? Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế theo hình thức điện tử được không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào