Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài?
- Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài?
- Hồ sơ đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài của công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội gồm những thành phần nào?
- Công chức đã trúng tuyển khóa đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài cần chuẩn bị thêm những giấy tờ gì?
Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng:
a) Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 02 tháng, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 01 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
b) Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian trên 02 tháng, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 05 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
c) Đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu của khóa học;
d) Không thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
đ) Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cử đi học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (áp dụng đối với trường hợp trên 01 năm);
...
Theo đó, để được cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài, công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 02 tháng, công chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 01 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian trên 02 tháng, công chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 05 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;
- Đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu của khóa học;
- Không thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
- Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cử đi học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (áp dụng đối với trường hợp trên 01 năm).
Công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài của công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Hồ sơ đăng ký đi học sau đại học và đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
1. Công chức, viên chức đăng ký dự thi phải chuẩn bị các hồ sơ sau:
a) Đơn xin dự thi, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin dự thi, thời gian đi học nếu trúng tuyển;
b) Văn bản đề xuất cử công chức, viên chức đi dự thi của Thủ trưởng trực tiếp;
c) Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài của công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội gồm những thành phần như sau:
- Đơn xin dự thi, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin dự thi, thời gian đi học nếu trúng tuyển;
- Văn bản đề xuất cử công chức đi dự thi của Thủ trưởng trực tiếp;
- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Công chức đã trúng tuyển khóa đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài cần chuẩn bị thêm những giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 15 Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 như sau:
Hồ sơ đăng ký đi học sau đại học và đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
...
2. Công chức, viên chức trúng tuyển phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký đi học, bao gồm:
a) Đơn xin đi học, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, viên chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin đi học, thời gian xin đi học;
b) Thông báo trúng tuyển của cơ sở đào tạo;
c) Văn bản đề xuất cử công chức, viên chức đi học của Thủ trưởng trực tiếp;
d) Bản cam kết phục vụ đơn vị sau khi kết thúc khóa học (áp dụng đối với trường hợp đi học sau đại học và đi học ở nước ngoài có thời hạn trên 01 năm);
đ) Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
Theo đó, công chức thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội đã trúng tuyển khóa đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài cần chuẩn bị thêm những giấy tờ như sau:
- Đơn xin đi học, trong đó nêu rõ: năm sinh, chức danh, ngạch công chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành xin đi học, thời gian xin đi học;
- Thông báo trúng tuyển của cơ sở đào tạo;
- Văn bản đề xuất cử công chức đi học của Thủ trưởng trực tiếp;
- Bản cam kết phục vụ đơn vị sau khi kết thúc khóa học (áp dụng đối với trường hợp đi học sau đại học và đi học ở nước ngoài có thời hạn trên 01 năm);
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bồi dưỡng ở nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?