Công chứng bản dịch là gì? Có được công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản lợi ích của người thân không?

Công chứng bản dịch là gì? Công chứng viên có được công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản lợi ích của người thân không? Hoạt động công chứng bản dịch được pháp luật quy định như thế nào?

Công chứng bản dịch là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định giải thích về thuật ngữ công chứng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.
4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.
...

Như vậy, công chứng bản dịch có thể hiểu là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng bản dịch là gì? Có được công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản lợi ích của người thân không?

Công chứng bản dịch là gì? Có được công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản lợi ích của người thân không? (Hình từ Internet)

Có được công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản lợi ích của người thân không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về các hành vi nghiêm cấm đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
...

Như vậy, việc công chứng bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của những người thân thích là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, công chứng viên không được phép công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản, lợi ích của người thân.

Người thân thích gồm vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.

Hoạt động công chứng bản dịch được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 61 Luật Công chứng 2014, pháp luật quy định cụ thể về hoạt động công chứng bản dịch như sau:

(1) Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó.

Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

(2) Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

(3) Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ:

- Thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;

- Họ tên người phiên dịch;

- Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch;

- Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

(4) Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

(5) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chứng bản dịch

Nguyễn Bình An

Công chứng bản dịch
Công chứng viên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chứng bản dịch có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chứng bản dịch Công chứng viên
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng, giao dịch mới nhất được quy định thế nào?
Pháp luật
Công chứng viên di chuyển nơi làm việc thì cần những thủ tục nào? Có thể áp dụng thủ tục của công chức - viên chức được không?
Pháp luật
Lỗi kỹ thuật là gì? Công chứng viên thực hiện sửa lỗi kỹ thuật cần phải có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Sở Tư pháp có được đề nghị miễn nhiệm đối với công chứng viên khi hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng không?
Pháp luật
Văn bản công chứng là gì? Văn bản có hiệu lực khi nào? Công chứng viên có phải chịu trách nhiệm về văn bản công chứng của mình không?
Pháp luật
Công chứng bản dịch là gì? Có được công chứng bản dịch có nội dung liên quan đến tài sản lợi ích của người thân không?
Pháp luật
Lương của công chứng viên 2024 khi tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng được tính thế nào?
Pháp luật
Có bằng Cử nhân luật sau khi tốt nghiệp có được làm Công chứng viên hay không? Công chứng viên có được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hay không?
Pháp luật
Khi thay đổi danh sách công chứng viên thì có cần đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng không?
Pháp luật
Công chứng viên không bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng thì sẽ bị miễn nhiệm đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào