Công chứng viên ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ những nội dung gì?
- Công chứng viên ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Trong trường hợp công chứng viên tiếp tục vi phạm hành vi ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định thì có bị miễn nhiệm hay không?
Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ những nội dung gì?
Lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 46 Luật Công chứng 2014 về lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch phải ghi rõ những nội dung sau:
- Thời điểm, địa điểm công chứng,
- Họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;
- Chứng nhận người tham gia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch;
- Trách nhiệm của công chứng viên đối với lời chứng; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng, giao dịch.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Công chứng viên ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
…
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
c) Công chứng khi không kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuận;
đ) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định;
Như vậy, công chứng viên sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định.
Trong trường hợp công chứng viên tiếp tục vi phạm hành vi ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định thì có bị miễn nhiệm hay không?
Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 về miễn nhiệm công chứng viên, cụ thể như sau:
Miễn nhiệm công chứng viên
1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.
Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Như vậy, trong trường hợp công chứng viên tiếp tục vi phạm hành vi ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó thì công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chứng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?